Nghiên cứu: Thêm nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc trở thành tổ chức đại diện cho Trung Cộng
Posted by Luu HoanPho, Jun 2, 2021, Comments Off
Tổ chức tư vấn Ấn Độ đưa ra cảnh báo rằng Trung Cộng đang tiếp tục mở rộng lực ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc. Hình ảnh cho thấy trụ sở của WHO. (Ảnh: Wikipedia)
Tổ chức tư vấn Ấn Độ Gateway House đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng, Trung Cộng đang tiếp tục mở rộng lực ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc đã có một số cơ quan quan trọng do đại diện của Trung Cộng đảm nhận, và một mạng lưới các chuyên gia và nhà ngoại giao Trung Quốc cũng đã được bố trí trong những hệ thống cơ sở của Liên Hiệp Quốc. Không ít người đã trở thành “người đại diện của Trung Cộng”, khiến cho Liên Hiệp Quốc công nhận và thúc đẩy các vấn đề về chính sách đối ngoại của Trung Cộng.
Tổ chức tư vấn Ấn Độ Gateway House: Hội đồng Ấn Độ về Quan hệ Toàn cầu (Gateway House: Indian Council on Global Relations) mới đây đã công bố một báo cáo cho thấy, trong số 15 cơ quan chủ yếu của Liên Hiệp Quốc, có 4 cơ quan do đại diện của Trung Cộng trực tiếp lãnh đạo, bao gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (Unido), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Ngoài ra còn có 9 tổ chức khác có đại diện của Trung Cộng làm phó lãnh đạo, bao gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) v.v.
Báo cáo cũng trích dẫn những trường hợp Trung Cộng sử dụng lợi thế của mình tại Liên Hiệp Quốc, cùng với thủ đoạn viện trợ kinh tế, để hỗ trợ người đại diện của mình và gây ảnh hưởng đến các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, bao gồm vào năm 2017, dưới sự ủng hộ của Trung Cộng, ông Tedros đã được bầu làm Tổng giám đốc hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trước đó bà Trần Phùng Phú Trân lãnh đạo WHO trong suốt 10 năm. Ngoài ra, người phụ trách Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề Kinh tế và Xã hội (DESA) cũng do Lưu Chấn Dân, một luật sư từ Bộ Ngoại giao của Trung Cộng đảm nhận.
Không chỉ vậy, Trung Cộng còn có một mạng lưới ở bên dưới của Liên Hiệp Quốc, những người này là các chuyên gia hoặc các nhà ngoại giao. Vốn dĩ thông qua chương trình sĩ quan chuyên nghiệp ngang hàng hoặc sơ cấp (JPO), cơ hội để các quan chức tham gia vào LHQ là công bằng, nhưng sự thật có thể không phải như vậy.
Báo cáo đề cập rằng Trung Cộng đang tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình tại Liên Hiệp Quốc và các cơ quan liên quan, điều này tác động nghiêm trọng đến sự phát triển toàn cầu, các quy tắc quốc tế và việc xây dựng các tiêu chuẩn số hóa. Hãy lấy Liên minh Viễn thông Quốc tế làm ví dụ, chức năng chính của nó là xây dựng các tiêu chuẩn viễn thông toàn cầu, mà Huawei của Trung Quốc cũng là một trong những bên tham gia.
Mục đích của việc thành lập Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) là khuyến khích công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, còn Trung Cộng lại đem UNIDO liên kết với “Một vành đai, một con đường” (BRI).
Ngoài ra, mục đích của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế là xây dựng các tiêu chuẩn an toàn và tuyến đường hàng không, nhưng Đài Loan lại bị loại khỏi tất cả các cuộc thảo luận, ở WHO cũng là tình cảnh tương tự, đều là do ảnh hưởng khác nhau đến từ phía Trung Cộng.
Đối với việc Liên Hiệp Quốc như thể đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Cộng, Tổ chức tư vấn Gateway House đề xuất rằng, Ấn Độ nên chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công, chủ động trở thành một “người lập quy tắc”, thay vì cứ giữ vị thế phòng thủ như hiện nay.
Gateway House nhận định, hình thế trước mắt là vai trò của Trung Cộng trong các cơ cấu đa phương đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, trong khi vị thế của các quốc gia khác lại đang giảm sút. Để đối phó với tình hình này, Ấn Độ bắt buộc phải hội nhập vào hệ thống đa phương.
Gateway House cho rằng, Ấn Độ cũng nên tăng cường quyên góp tự nguyện cho các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, phát huy một vai trò có lợi, hoạt động từ thiện của Ấn Độ cũng có thể đầu tư vào các tổ chức này.
Nguồn: Ngô Mân Châu, Lữ Mỹ Kỳ/ Epoch Times tiếng Trung
Xuân Hoàng biên dịch