Nghị sĩ Smith: Đối phó với ĐCSTQ phải liên kết thương mại với nhân quyền
Posted by Luu HoanPho, Jun 10, 2021, Comments Off
Hôm Thứ Bảy (ngày 5/6), Đại diện Đảng Cộng hòa Chris Smith đã có cuộc gặp gỡ với những người quan tâm về vấn đề nhân quyền và dân chủ của Trung Quốc, ông cũng đã tiếp nhận phỏng vấn với Epoch Times và NTD Media tại công viên Liberty Sculpture của California.
Dân biểu Smith quan tâm đến tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Trung Quốc trong nhiều năm, và đã tích cực cung cấp sự bảo vệ cho những người bất đồng chính kiến và những người bảo vệ nhân quyền. Ông được các nhà hoạt động dân chủ ở nước ngoài gọi là người bạn lâu năm và người bạn tốt của người Trung Quốc. Ông nội của Nghị sĩ Smith là một luật sư ở New Jersey, ông đã giúp đỡ hàng trăm gia đình bị ĐCSTQ đàn áp, do đó ông đã quen biết một số người Trung Quốc trong số đó. Những người Trung Quốc này rất biết ơn ông nội của ông Smith, ông Smith cũng vì câu chuyện này mà lưu giữ ấn tượng sâu sắc. Ông nói: “Một nhóm người Trung Quốc đang đấu tranh nên nhận được những quyền con người cơ bản được công nhận rộng rãi – những quyền chính đáng đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tước đoạt. Bạn biết đấy, họ (ĐCSTQ) đều là những kẻ độc tài, nhưng họ sẽ không thể tồn tại mãi mãi.”
Hôm Thứ Bảy (ngày 5/6), Đại diện Đảng Cộng hòa Chris Smith (đầu tiên từ phải sang) đã gặp gỡ những người quan tâm đến các vấn đề nhân quyền và dân chủ ở Trung Quốc tại California. (Nguồn: Từ Tú Huệ/The Epoch Times)
Dân biểu Smith tuyên bố rằng ĐCSTQ là kẻ áp bức tồi tệ nhất trên hành tinh, các vi phạm nhân quyền của đảng này là chưa từng có, bao gồm cả nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, khiến Hồng Kông thất thủ, các học viên Pháp Luân Công bị bức hại kéo dài, bị mổ cướp nội tạng sống…, đây đều là những tội ác tày trời chống lại loài người.
Người Trung Quốc nên được đối xử đúng đắn
Quyền tự do ngôn luận của người dân Trung Quốc đã bị đàn áp dữ dội bởi xe tăng và súng đạn của ĐCSTQ. Cho đến nay, tình hình nhân quyền ở Trung Quốc vẫn chưa được cải thiện. Nghị sĩ Smith nói: “Người dân Trung Quốc xứng đáng được đối xử tốt hơn”. “Người dân cần biết rằng lòng yêu nước và tôn trọng đất nước không thể đánh đồng với sự tôn trọng đối với ĐCSTQ. Mục tiêu cuối cùng và thủ đoạn của ĐCSTQ, đặc biệt là việc sử dụng rộng rãi các hành động tra tấn, hoàn toàn đi ngược với nhân quyền và sự tôn trọng sinh mạng con người.” Ông tin rằng đến khi nào ĐCSTQ còn tồn tại thì người dân Trung Quốc vẫn là đối tượng bị đe dọa nhiều nhất. ĐCSTQ vẫn đang tiếp tục ngược đãi người dân một cách thậm tệ, và phản ứng của Chính phủ Hoa Kỳ đối với điều này cũng bị đe dọa.
Dân biểu Smith từng chỉ trích ĐCSTQ đàn áp các dân tộc thiểu số và các nhóm tín ngưỡng Trung Quốc, do vậy, ông đã hai lần bị chính quyền ĐCSTQ đưa vào danh sách trừng phạt. Dân biểu Smith tin rằng Chính phủ Hoa Kỳ nên quan tâm đến cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ. Ông nói: “Chúng tôi quan tâm đến người dân Trung Quốc, chúng tôi quan tâm đến thực tế là họ đang bị chính quyền của họ ngược đãi hàng ngày. Bây giờ một số người đang lo lắng, và họ có cơ sở cho những lo lắng đó.” Bởi vì chủ nghĩa bành trướng của ĐCSTQ đã rõ ràng đang lan rộng ra toàn thế giới, trong các nước ASEAN, Philippines và các nước khác ở Đông Nam Á đều đang có nguy cơ bị ĐCSTQ bắt nạt.
Dân biểu Smith nói: “Hãy nhìn những gì ĐCSTQ đang làm ở Biển Đông, và cả những gì họ đang làm ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. ĐCSTQ đang sử dụng quyền lực mềm (soft power) để cung cấp các khoản vay, khiến nhiều nước mắc nợ. Đây là tấm vé một chiều để ĐCSTQ kiểm soát thế giới.”
Hoa Kỳ tách rời thương mại khỏi nhân quyền là sai lầm
Sau sự kiện thảm sát đẫm máu tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 (sự kiện Lục Tứ), một số tổ chức nhân quyền và nghị viên Quốc hội đã đề xuất chấm dứt đãi ngộ tối huệ quốc đối với Trung Quốc, nhằm trừng phạt hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ, nhưng cuối cùng Quốc hội Mỹ vẫn quyết định gia hạn đãi ngộ này. Dân biểu Smith nói: “Ông Bill Clinton đã từng nói một cách cao quý về mối liên hệ giữa nhân quyền và thương mại, và vào ngày 26/5/1994, một năm sau (tuyên bố cao quý đó), ông ấy đã lại tự tay xé bỏ sắc lệnh hành pháp liên kết nhân quyền và thương mại”, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và được hưởng đãi ngộ tối huệ quốc vĩnh viễn. Động thái từ bỏ các nguyên tắc của ông Clinton đã bị chính quyền ĐCSTQ nhìn thấu, “ông Clinton chỉ quan tâm đến lợi nhuận và tiền bạc của mình chứ không phải người dân Trung Quốc”.
Việc tách rời thương mại và nhân quyền nghĩa là sau sự kiện thảm sát Lục Tứ, trục chính của quan hệ Mỹ – Trung chỉ còn lại quan hệ kinh tế và thương mại.
Dân biểu Smith nói rằng đã vô cùng kinh ngạc khi ông Clinton mời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Trì Hạo Điền (Chi Haotian) đến thăm Hoa Kỳ vào cuối năm 1996, bởi vì ông ta chính là một kẻ “đồ tể” nhân quyền khét tiếng. Khi một sinh viên trường Cao đẳng Chiến tranh Quân đội Hoa Kỳ đặt câu hỏi: “Có bao nhiêu người chết ở Quảng trường Thiên An Môn?”, ông ta trả lời, không có người nào chết!
Dân biểu Smith đã tổ chức một phiên điều trần trước Quốc hội hai hoặc ba ngày sau đó. Nhiều nạn nhân, sinh viên Thiên An Môn, phóng viên tạp chí và các nhân chứng khác đã làm chứng để giải thích sự thật về các vụ giết người ở Thiên An Môn, trong khi Trì Hạo Điền cùng các đặc phái viên khác của ĐCSTQ có mặt tại phiên điều trần và tự bào chữa cho mình. Ông Smith cho biết, kết quả là mọi người đều “khấu đầu” trước Trì, và báo chí đưa tin “Trì Hạo Điền tẩy trắng ở Washington”, đều là để che đậy sự dối trá của ông ta. Nghị sĩ Smith nói: “Mọi người không dám thẳng thắn đối mặt với (vấn đề này), mà chỉ nhẹ nhàng nói: ‘Có lẽ lần sau chúng ta sẽ làm tốt hơn.’”
Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần liên kết thương mại với nhân quyền. Nếu (ĐCSTQ) không có khả năng bán sản phẩm của họ cho nơi nào trên thế giới nữa, kể cả thị trường lớn nhất của mình là Hoa Kỳ, chế độ độc tài của họ sẽ bị lung lay nghiêm trọng.”
ĐCSTQ thâm nhập vào các công ty Mỹ
Năm 2006, Dân biểu Smith đã chủ trì một loạt các phiên điều trần trên Google, Microsoft, Cisco và Yahoo, qua đó đưa ra các bằng chứng về việc các công ty này đang hỗ trợ các tin tức mà ĐCSTQ muốn truyền tải. Dân biểu Smith cho biết ông đã hỏi một đại diện của Google (công ty chỉ tuân thủ luật pháp Trung Quốc để bảo vệ mình): “Vậy anh định xem xét lại, gạt sự thật sang một bên và tạo ra những lời nói dối sao?”
Dân biểu Smith nói: “Nếu bạn vào Google, nơi người Trung Quốc có thể truy cập và tìm kiếm thông tin về sự kiện Lục Tứ, (bạn sẽ thấy) không có xe tăng và không có gì cho thấy rằng đã từng xảy ra vụ thảm sát nào ở Quảng trường Thiên An Môn.” Đây chính là ví dụ tốt nhất về một công ty bị buộc phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc. ĐCSTQ không chỉ phong tỏa tin tức và tước quyền tự do thu thập thông tin của người dân Đại Lục mà còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác để tác động đến các giá trị của thế giới tự do phương Tây. Các công ty đã chủ động giúp ĐCSTQ sàng lọc, kiểm duyệt và thậm chí giúp giám sát ngôn luận của người dân.
ĐCSTQ cấm thông tin về Đức Đạt Lai Lạt Ma, kiểm duyệt nội dung về Tân Cương. Tìm kiếm trên Internet ở Trung Quốc, không thể có được bất kỳ thông tin nào về Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các công ty công nghệ cao này của Mỹ cũng kiểm duyệt trang web của Dân biểu Smith và xóa nhiều thông điệp mà ĐCSTQ không muốn mọi người biết. Dân biểu Smith đưa ra một ví dụ: “Nếu bạn tìm kiếm về ông Manfred Nowak, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về vấn đề tra tấn (người đầu tiên vào Trung Quốc), bạn sẽ chỉ tìm thấy thông tin liên quan về trại giam ở Vịnh Guantanamo, còn tìm kiếm báo cáo điều tra của ông tại Trung Quốc lại không mang lại kết quả nào.” Điều này có nghĩa là người Trung Quốc chỉ có thể nhận được “tuyên truyền, tuyên truyền và tuyên truyền” từ ĐCSTQ. Đây là kết quả của việc ĐCSTQ thâm nhập vào các công ty từ nhiều quốc gia khác nhau ở nước ngoài.
Dân biểu Smith tin rằng ĐCSTQ đã giành được quyền kiểm soát từ Google, Cisco, Microsoft, Yahoo và nhiều công ty khác. Ông nói: “Máy bay chiến đấu của họ (ĐCSTQ) trông giống như của chúng ta, tên lửa hành trình của họ cũng trông giống như của chúng ta. Lý do là ĐCSTQ đã đánh cắp thông tin kỹ thuật của Mỹ hoặc mua nó bằng tiền. Trong vài năm qua, sự xâm lấn của họ đã tăng gấp đôi.”
ĐCSTQ xâm lược thế giới bằng sức mạnh mềm
Dân biểu Smith tin rằng người dân Mỹ cần biết nhiều hơn về ĐCSTQ và những gì họ đang làm mỗi ngày ở Trung Quốc. Ông nói: “Nếu họ (ĐCSTQ) có ý đồ với thế giới, hơn nữa muốn nối dài cánh tay quyền lực của mình, thì họ đã thành lập một số công ty của họ ở Hoa Kỳ và Châu Âu.”
Bởi vì các công ty muốn nhanh chóng kiếm được lợi khủng sau một đêm từ Trung Quốc, cách tiếp cận thiển cận này đã dẫn đến việc đánh mất công nghệ và giá trị lợi dụng của chính họ. Dân biểu Smith nói: “Khi quay đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy rằng (các công ty và ĐCSTQ) đã giao dịch và chuyển giao những công nghệ này, rồi giờ đây chúng quay trở lại quấy nhiễu chúng ta.” Ông tin rằng trừ khi có tiến bộ đáng kể và thực chất về vấn đề nhân quyền, hợp tác thương mại với ĐCSTQ chẳng khác nào “bảo hổ lột da” vậy.
Ngoài các ưu đãi về kinh tế, ĐCSTQ đã thành lập các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới từ năm 2004, có khoảng 500 chi nhánh tại khoảng 160 quốc gia và khu vực dưới danh nghĩa giao lưu văn hóa. Ông Smith nói: “Tôi đã tổ chức một số buổi điều trần. Những trung tâm này không gì khác hơn là quyền lực mềm (của ĐCSTQ), cố gắng thay đổi suy nghĩ của mọi người thông qua việc hiểu sai về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Viện Khổng Tử thực sự thúc đẩy tuyên truyền của ĐCSTQ để kiềm chế tự do học thuật. Giờ đây, các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường của Hoa Kỳ lần lượt bị đóng cửa dưới sự giám sát của Quốc hội. Tính đến tháng Năm năm nay, số Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 47 viện.
Nguồn: Từ Tú Huệ@trithucVN, Epoch Times