Kinh Tế Trung Quốc bên bờ vực khủng hoảng
Posted by Luu HoanPho, Jan 14, 2016, Comments Off
Từ đầu năm 2016 ở Trung Quốc, tất cả các tiền đề đều nói về kinh tế. Các kế hoạch chính thức đề ra vì dự đoán tăng trưởng chậm lại từ năm 2016 về sau, với mục tiêu tăng trưởng giảm từ 7.5% xuống còn 6.5%. Báo cáo với kết quả yếu kém trong lĩnh vực sản xuất, ngay cả khi dùng những chỉ số khiêm tốn nhất cũng rất đáng nghi ngờ.
Sự suy thoái tất yếu của Trung Quốc, viễn ảnh hiếm thấy đã đến. Thời đại ung dung phát triển lúc Trung Quốc tái nhập vào nền kinh tế toàn cầu không còn nữa.
So sánh Trung Quốc với Nhật Bản, Đài Loan, và Hàn Quốc được nhắc tới thường xuyên. Khi các nước này bắt kịp với Tây Âu và Bắc Mỹ, tăng trưởng của họ cũng bị chậm lại. Và cũng giống như các nước dân chủ giàu có châu Á, Trung Quốc hiện có tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi nhanh chóng hơn. Sự lo ngại lớn của bốn nước vùng Đông Bắc Á không phải là nạn nhân mãn: Đó là làm thế nào để thanh toán các chi phí dưỡng lão.
Không như các lân quốc Đông Bắc, Trung Quốc còn tương đối nghèo. Dựa theo ước tính của IMF năm 2015 thì GDP của TQ đứng sau cả Mexico. GDP bình quân đầu người của TQ là $8280, khoảng một phần ba của Hàn Quốc và một phần tư của Nhật Bản. Cho dù trừ bớt những chi phí sinh hoạt cũng không thay đổi được bức tranh tổng thể.
Vấn đề kinh tế ở Trung Quốc
Kết quả là, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với các vấn đề của một nước giàu mà có ngân sách của một nước nghèo. Dân số về hưu ngày càng gia tăng trong khi sỉ số lao động bị co lại. Dân chúng đòi có được giáo dục tốt. Và tất nhiên Trung Quốc đối diện các thách thức lớn hơn về môi trường, bắt đầu là với khói độc, vấn đề mà các nhà lãnh đạo của Bắc Kinh phải giáp mặt mỗi khi họ đưa mắt ra ngoài cửa sổ.
Để giải quyết những vấn đề như vậy, Trung Quốc quyết tâm mở rộng an sinh xã hội, giáo dục, và y tế. Tập Cận Bình cam kết sẽ chấm dứt nạn nghèo đói vào năm 2020.
Cùng năm 2020, Trung Quốc cũng có kế hoạch nâng cấp tất cả các nhà máy điện đốt than với các tiêu chuẩn về môi trường cao hơn, hoặc là đóng cửa. Và tất cả những sáng kiến đó đồng hành với các kế hoạch quân sự lớn, như đóng chiếc tàu sân bay đầu tiên.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
Không cần phải có một văn bằng toán cao cấp để thấy rằng nếu cam kết ngân sách tăng trưởng ở mức hai số trong khi nền kinh tế đang tăng trưởng với tỷ lệ một con số, thì cần một cái gì đó có để giải đáp bài toán này. Cái gì đó chính là sự thâm hụt ngân sách. Trung Quốc đang lún sâu vào công nợ một cách trầm trọng.
Theo dự kiến chính thức của chính phủ Trung Quốc thì thâm hụt ngân sách sẽ là “ba phần trăm hoặc cao hơn” trong năm 2016. Cao hơn bao nhiêu thì khó ai biết. Một nguồn tin thân cận chính phủ do Reuters ghi được, cho biết thâm hụt ngân sách có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa trong những năm tới.
Để so sánh, thâm hụt ngân sách ba phần trăm của GDP là mức cao nhất cho phép theo quy tắc Bình Ổn và Tăng Trưởng của Liên minh châu Âu, dù nhiều nước châu Âu đã đi quá giới hạn đó.
Nhật Bản thường xuyên thâm hụt ngân sách lớn. Mỹ thâm hụt ngân sách từ tám đến chín phần trăm vào thời điểm khủng hoảng năm 2008, khi các doanh nghiệp đã đi xuống đến dưới ba trăm.
Vì vậy, thâm hụt ngân sách ba phần trăm không tự nó là quá thê thảm. Khác với TQ, các phúc lợi xã hội của Mỹ, châu Âu, và Nhật đều rất dồi dào, trong khi Trung Quốc vẫn còn kém so với Mexico, Nga, hoặc thậm chí Brazil.
Các nước giàu có nhiều công cụ tài chính để xử lý thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách của Mỹ đạt mức cao 9.8 phần trăm của GDP trong năm 2009. Năm năm sau, nó đã giảm xuống chỉ 2.1 phần trăm.
Cho dù hệ thống chính trị nổi tiếng của Mỹ bị tê liệt, họ vẫn linh động để xử lý các cú sốc ngân sách lớn khi có khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trung Quốc không có cái tinh tế tài chính như Mỹ. Doanh thu thuế vụ của Trung Quốc được gắn cứng với tăng trưởng kinh tế: Độ tăng trưởng của nó có cùng tốc độ với kinh tế trong tổng thể. Điều đó tốt khi nền kinh tế tăng trưởng ở mức 10 phần trăm mỗi năm. Nhưng bây giờ đó không phải là vấn đề đơn thuần.
Ngân hàng nhà nước Trung Quốc
Những gì Trung Quốc có là $ 3.4 ngàn tỷ dự trữ ngoại tệ, đa phần là đô la Mỹ. Nghe chừng như rất nhiều tiền, cho đến khi tính tài khoản thực tế thì dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm $409 tỷ (hơn 10 phần trăm) trong 12 tháng qua, tính đến tháng mười năm 2015. Dự trữ của Trung Quốc hiện nay là 35 phần trăm của GDP và đang sụt giảm nhanh chóng.
Khoản dự trữ lớn nhưng không phải vô tận. Với các cam kết quốc tế quy mô của Trung Quốc, như Đường Tơ Lụa, cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng phát triển mới (ngân hàng BRICS), viện trợ song phương với các nước châu Phi, và nhiều hơn nữa. Trung Quốc không có nhiều tiền của như người ta tưởng. Bất ổn thị trường chứng khoán vào mùa hè cho thấy một khối tiền lớn có thể biến mất một cách chóng vánh.
Trung Quốc không bị nguy hiểm như đột ngột vở nợ, bất chấp những đe dọa trong lĩnh vực ngân hàng và nợ của chính quyền địa phương. Cái TQ đối mặt là nền tài chính bị tê liệt dài hạn như hầu hết các nước có thu nhập trung bình.
Trong năm năm tới, nhà nước Trung Quốc sẽ đi từ giàu đến nghèo về hiện kim dự trữ. Họ sẽ ngày một khó khăn hơn để thỏa mãn các cam kết hoành tráng trong kế hoạch năm năm vừa đề ra.
Giữa năm 2016 và 2020, Trung Quốc sẽ được chuyển đổi từ nước giàu có, như vua Midas của Hy Lạp có thể hô biến để mọi thứ thành vàng, thành một nước có thu nhập bình thường như Brazil, Mexico và Nga. Trung Quốc chỉ có thể tránh khỏi số phận này bằng cách đánh thuế nặng nhà giàu hệt như Brazil, Mexico và Nga, TQ có lẽ không làm vậy.
Nếu quản lý tốt cộng chút may mắn, khủng hoảng tài chính sẽ chậm rãi khép lại, chứ không phải tức thì. Không ai muốn phá sản ở Trung Quốc, ít nhất là tất cả người Hoa. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính của nhà nước Trung Quốc đang đến một trong hai cách. Hy vọng cuối cùng ta sẽ thấy một Trung Quốc ít tham vọng và khiêm tốn hơn.
Tác giả: Salvatore Babones là một nhà xã hội học tại Đại học Sydney.
Ông là một chuyên gia về cơ cấu kinh tế toàn cầu.
Bản dịch của Vietquoc.com @