Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Saturday, November 23, 2024

South China Sea: Ẩn ý gì trong cái tên gọi này?


Amb-Jaime-YambaoNguyên tác trên The Manila Times: The South China Sea: What’s in a name?

Tác giả: Jaime Yambao
cựu Đại sứ của Philippines tại Pakistan,
phụ tá Ngoại giao đặc trách Âu Châu sự vụ.

Phỏng dịch: Nguyễn Đức Bằng

“A rose is a rose is a rose” – Gertrude Stein

Một câu hỏi chúng ta cần nêu lên là nền văn minh Đông Nam Á đã chìm ấy, có xứng đáng được tưởng nhớ bằng một cái tên hoặc căn cước của vùng biển đang nằm phủ trên nó không?

Một trong những hành động sớm hơn dự định của chính quyền Tổng Thống Aquino là công bố ý định đổi tên Biển Nam Trung Hoa thành “Biển Tây Phi Luật Tân”, theo quyết định cuả Hạ Viện. Tuy nhiên theo như Nghị Định số 29 ban hành một năm sau, tên “Biển Tây Phi Luật Tân” chỉ được đặt cho phần biển thuộc về phần giám sát cuả Phi. Theo bản chuyên khảo “Biển Nam Trung Hoa và các Lợi ích Cốt lõi của Phi Luật Tân” của người bạn thân, Đại Sứ Dodong A. Encomenienda, sự thận trọng của chính quyền là không muốn gây nên sự ngộ nhận rằng, Phi Luật Tân muốn đòi hỏi chủ quyền trên toàn vùng biển và gây thêm căng thẳng trong khu vực.

Đại Sứ Encomienda còn nhấn mạnh thêm rằng việc đặt tên lại cho toàn vùng biển, hoặc một phần nào đó không thể là một hành động đơn phương, nếu muốn một tên mới được ghi trong bản đồ và hải đồ thế giới. Việc làm này phải được sự thỏa thuận của Tổ chức Thủy Văn Quốc Tế và Tổ chức Hải Dương Quốc Tế. Ngoài ra còn cần phải được Quốc tế chấp thuận và công bố. Lực lượng Bảo An Liên Hiệp Quốc và các đội cấp cứu hải dương của các nước cần có một kiến thức thống nhất đối với vùng họ đang trách nhiệm. Ngoài ra một Ủy Ban, mang tên Hội Nghị Tiêu Chuẩn Hoá các Địa Danh của Liên Hiệp Quốc phải nhóm họp để đưa ra sự đồng nhất trong việc sử dụng địa danh.

Một cuộc vận động thay tên biển Nam Trung Hoa đã được Nguyễn Th́ái Học Foundation của Việt Nam phát động, mà dường như họ đã hạ quyết tâm vận động trường kỳ để đạt được mục tiêu. Tổ chức này đang phổ biến, trên FaceBook, một thỉnh nguyện thư đến nhân dân của 11 nước Đông Nam Á, kêu gọi Tổng Thống và Thủ Tướng của các quốc gia này, Chủ tịch Ủy Ban Bản Đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch của 12 Cơ Quan Bản Đồ Địa Dư và Hải Dương trên thế giới đổi tên “Biển Nam Trung Hoa” thành “Biển Đông Nam Á”.

Khá lâu trước khi có cuộc vận động, và khá lâu trước khi các tranh chấp trong vùng bùng cháy lên, tôi đã có cảm nghĩ rằng tên “Biển Đông Nam Á” thật là phù hợp cho nguyên cả biển này. Tên “Biển Nam Trung Hoa” chỉ là một cái tên lộn, một nhầm lẫn mà nay phải cần sửa lại cho đúng.

Người ta chỉ cần nhìn vùng biển là thấy ngay tên của nó là phải đặt theo tên của quốc gia kế cận, hay một tên chung phản ảnh cho tất cả các quốc gia kế cận. Theo văn bản của cuộc vận động xác định, các quốc gia Đông Nam Á Châu nhìn ra và bao gồm toàn thể vùng biển Nam Trung Hoa, với một vòng cung trải dài hơn 130,000 km, trong khi chiều dài vùng biển phía Nam của Trung Quốc chỉ có 2,800 km.

Thật ra, không phải người Trung Hoa mà là người Bồ Đào Nha đã đặt ra cái tên nhầm lẫn này vào kỷ nguyên thám hiểm cuả Âu Châu. Lúc đó vùng biển đã có tên là “Biển Chàm” dựa theo Đế Quốc Chàm (Trung Nam Phần Việt Nam ngày nay) từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 16, trong giai đoạn này các vương quốc thuộc Đông Nam Á không có những lằn ranh biên cương nhất định, và biên giới thì tùy thuộc vào sự giàu có cuả các vương quốc trong vùng. Các lái buôn gia vị, qúy hơn vàng trong giai đọan này – từ Âu châu, kể cả người Bồ Đào Nha đi bằng thuyền buồm đã đến buôn bán trao đổi hàng hóa với các tiểu vương quốc Nam Á và Đông Nam Á – họ đã nhầm lẫn trầm trọ̣ng trong việc đặt tên gọi. Sau nảy trong qúa trình thuộc điạ hoá khu vực trên đường tiệ́n lên tranh dành thuộc điạ Trung Hoa, họ cũng đã có nhiểu sai lầm. Những lái buôn ấy lại tình cờ sống trong thời kỳ mà dân Âu Châu tất bật vẽ bản đồ mới của Á Châu và thế giới.

Sự bất thường này đã làm hết bản đồ này đến bản đồ khác phạm sai lầm qua nhiều thế kỷ trong khi vắng bóng một lời phản đối từ phía dân tộc Đông Nam Á. Các dân tộc trong vùng Đông Nam Á vẫn chưa cảm nhận được tính chất quan trọng cuả vùng, dù ngay hiện tại đã có một nền kinh tế liên hợp. Cuộc vận động của Tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation sẽ là một trắc nghiệm quan trọng cho việc liên hợp các dân tộc trong toàn vùng Đông Nam Á. Đơn vị trong khu vực được gọi là Đông Nam Á, theo lý luận cuả Nguyễn Thái Học Foundation, đã được chính thức công nhận bởi Liên Hiệp Quốc như là một thực thể kinh tế chính trị. Sự thành công của cuộc vận động này sẽ chứng minh cho toàn thế giới rằng, toàn khối Đông Nam Á không chỉ hiện hữu trên phương diện kinh tế vật chất mà còn trong tâm khảm của các dân tộc trong vùng.

Tôi có một niềm tin vững chắc là tên “Biển Đông Nam Á” là một cạ́i tên chính xác và đúng cho vùng biển của các dân tộc chúng ta. Niềm tin này được khẳng định do các học hỏi của tôi qua sách học và nghiên cứu của học giả Stephen Oppenheimer, qua tác phẩm Eden in the East, tức là “Thiên Đàng cuả Phương Đông”. Tựa sách cuả ông đã dựa vào những công trình nghiên cứu sâu xa bao gồm Hải Dương Học, Khảo Cổ Học, Ngôn ngữ Hoc̣, Nhân văn Học, đã đặt cái nôi cuả nền văn minh thế giới không phải ở miền Trung Đông, mà đã xuất phát từ lục địa bị chìm dưới biển của vùng Đông Nam Á. Sách viết của ông cũng đã làm tỏ Cơn Lụt Hồng Thủy được diễn tả trong Phúc Âm Thiên Chúa Giáo là đã thật sự xảy ra trong cuối Kỷ nguyên Băng Giá.

Cơn Lụt đã nhận chìm một phần lớn đất đai duyên biển cuả thềm lục địa Đông Nam Á, và đã gây sự phân tán dân số trong vùng, và từ đó đã làm nền tảng cho văn hóa bút tự ở Trung Hoa, Ấn Độ, Mesopotamia, Ai Cập và vùng Đông Địa Trung Hải. Văn hóa Ăn Gạo, nền tảng cho nền văn minh định cư (trái lại với nền văn minh du mục) đã ph́át xuất từ Đông Nam Á, không phải từ Trung Hoa. Chính tại Đông Nam Á, không phải Âu Châu, hay Phương Tây là trung tâm xuất phát ra các ngôn ngữ vảo cuối kỷ nguyên Băng Giá.

Khi Cơn Lụt tràn ngập toàn vùng “Đông Dương“, phân ly Sumatra khỏi Mã Lai, những tổ tiên cuả dân Khmers, mà hậu duệ cuả họ đã làm nên các ngôi đền Ankor Wat, đã di cư đến phương tây là Ấn Độ. Với những thành phố đầu tiên cùa Mesopotamia, dân chúng vùng Đông Nam Á đã đem lại những ý tưởng học thuật mới và tài năng trong việc xây dựng những công trình vĩ đại, những dụng cụ đồ gốm, phương cách hải hành, thiên văn học, buôn bán, và đã làm ra những dụng cụ nông nghiệp, phát triển nghệ thuật, tôn giáo, và đặt ra nền tảng quốc gia, quân vương, và cấu trúc tầng lớp trong xã hội.

Một câu hỏi chúng ta cần nêu lên là nền văn minh Đông Nam Á đã chìm ấy, có xứng đáng được tưởng nhớ bằng một cái tên hoặc căn cước của vùng biển đang nằm phủ trên nó không?

Sau cùng, tên “Biển Nam Trung Hoa” đã mạo danh, và làm như là Trung Hoa có nhiều công trình ảnh hưởng đến Đông Nam Á Châu. Không, thực ra Ấn Độ đã đặt lên nhiều dấu ấn cho toàn vùng, ngoài nước Việt Nam, mặc dầu Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng cuả Ấn Độ, như Phật Giáo. Sự ảnh hưởng cuả Ấn Độ là một tuyệt vời vì nó đem lại văn hóa, tôn giáo, tăng trưởng kinh tế hơn là bằng bạo lực quân sự. Văn hoá Ấn đã đem lại những công trình xây dựng tuyệt vời với các đền đài Borododur, Ankar Wat, các ngôi chùà Phật gíáo ở Thái Lan, Miến Điện, và trong văn chương và nghệ thuật.

Vài năm về trước, Hội Các Nước Đông Nam Á đã chào đón ăn mừng ngày thành lập bằng cách tạo lập một điệu vũ “Ramayana” với dòng nhạc Hindu để nói lên cuộc giải thoát cuả Rama để cứu người vợ là Sita ra khỏi tay tên độc ác Ravana. Điệu vũ được diễn với các vũ công đến từng các quốc gia hội viên, và được chơi vợ́i các nhạ̣c điệu đặc thù cuả mối quốc gia. Điệu nhảy liên hoan đã đem lại nhiều vui sướng cho tất cả khán giả.

Nếu tên “Biển Đông Nam Á” không được sự đồng thuận của các dân tộc trong vùng, thì quý vị nghĩ thế nào về cái tên “Biển Ramayana”?

Nguồn: The Manila Times

 

 

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh