Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Bản lên tiếng về nhân quyền tại Việt Nam nhân 43 năm biến cố 30-04-1975


Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang rầm rộ kỷ niệm cái gọi là “43 năm thống nhất Đất nước, giải phóng miền Nam, xây dựng cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc, kiến tạo xã hội công bằng, văn minh, dân chủ” !?! Nhưng quốc dân, quốc tế và lịch sử đều thấy đó là cuộc thống nhất đất nước bằng xương máu và súng đạn, cuộc xâm chiếm một quốc gia độc lập và có chủ quyền; đó là việc làm cho Tổ quốc ngày càng lệ thuộc Trung Cộng, đời sống nhân dân mất hết mọi tự do cơ bản, ngày càng khổ sở điêu đứng; đó là việc tạo ra một xã hội đầy dẫy bất công bóc lột, ngập tràn bạo lực dối trá, hoành hành độc tài đảng trị. Hiện tình Việt Nam ngày càng hà khắc về chính trị, thụt lùi về kinh tế, chồng chất về thuế má, hỗn loạn về xã hội, ô nhiễm về môi trường, sa sút về văn hóa, suy đồi về đạo đức, thu hẹp về đất đai và nhất là bấp bênh về an ninh quốc phòng…

Thế nhưng, tất cả những công dân ý thức và yêu nước, thẳng thắn và dũng cảm nêu lên các vấn đề của xã hội và chế độ, đòi hỏi những nhân quyền và dân quyền như nói trên, đều bị nhà cầm quyền CSVN thẳng tay đàn áp, cụ thể qua những vụ án phi pháp, phiên tòa bất công và bản án nặng nề trong tháng 4 năm nay:

– Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với 8 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ:

Ngày 05-04-2018 tại tòa án Hà Nội: Luật sư Nguyễn Văn Đài: 15 năm tù và 5 năm quản chế.

Ký giả Trương Minh Đức: 12 năm tù và 3 năm quản chế. Mục sư Nguyễn Trung Tôn: 12 năm tù và 3 năm quản chế. Luật gia Nguyễn Bắc Truyển: 11 năm tù và 3 năm quản chế. Giáo viên Lê Thu Hà: 9 năm tù và 2 năm quản chế. Kỹ sư Phạm Văn Trội: 7 năm tù và 1 năm quản chế.

Ngày 10-04-2018 tại tòa án Thái Bình: Cựu binh tranh đấu Nguyễn Văn Túc: 13 năm tù và 5 quản chế. Ngày 12-04-2018 tại tòa án Hà Tĩnh: Giáo dân tranh đấu Trần Thị Xuân: 9 năm tù và 5 năm quản chế.

– “Tuyên truyền chống nhà nước” đối với nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Viết Dũng tại tòa án Nghệ An ngày 12-04-2018: 7 năm tù và 5 năm quản chế.

– “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” đối với nhà bảo vệ môi trường và hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình tại phiên phúc thẩm tòa án Nghệ An ngày 24-04-2018: 14 năm tù.

XÉT RẰNG

1- Về vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, các luật sư bào chữa cho biết có việc bắt người trái pháp luật; vi phạm thời hạn tạm giam (28 tháng đối với Ls Đài và Gv Hà); có dấu hiệu dụ cung, mớm cung; các luật sư phải chạy theo hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng là sai quy định pháp luật, ảnh hưởng tới quyền bào chữa của luật sư và quyền lợi của bị cáo; tài liệu vụ án là các file ghi âm được thu thập bất hợp pháp, vi phạm quy định bí mật riêng tư, rồi còn bị tách rời ngữ cảnh để cáo buộc cách võ đoán, khiên cưỡng; bộ Thông tin truyền thông là cơ quan quản lý an toàn thông tin lại thay bộ Công an là cơ quan quản lý an ninh thông tin để giám định các file, sai chức năng hoàn toàn; 3/5 người giám định là nhân viên thời vụ, chẳng đủ trình độ chuyên môn để giám định tư tưởng; kết luận giám định không tuân theo bất kỳ quy chuẩn nào mà chỉ dùng ý chí kẻ giám định ép ý chí kẻ bị cáo thành hành vi phạm tội; việc vắng mặt các giám định viên tại phiên tòa là sự bất công thấy trước cho các bị cáo.

2- Trong phiên tòa, việc các bị cáo bị buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” là sự gán ghép và chụp mũ ác ý và sai lầm. Một là vì các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ chỉ hoạt động ôn hòa cho nhân quyền và dân quyền, như tố cáo tham nhũng bao che, vạch trần bất công xã hội, chỉ trích lạm dụng quyền thế, cảnh báo những nguy cơ của đất nước, bảo vệ những ai bị bịt miệng, đòi hỏi tự do và dân chủ cho đồng bào… Hai là khái niệm “chính quyền nhân dân” là một khái niệm mơ hồ, thiếu căn cứ pháp lý, vì hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, đặc biệt Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự 2015, hoàn toàn không quy định và diễn giải cụ thể thế nào là “chính quyền nhân dân” và tính hợp hiến, hợp pháp của nó ra sao. Nó chưa bao giờ là một thực thể chính trị hoặc là một định chế pháp lý chính danh có thể dùng để cáo buộc bất kỳ ai có hành động chống lại hoặc lật đổ nó. Ba là Điều 79 trong luật cũ và Điều 109 trong luật mới nói về “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, chẳng định nghĩa cụ thể lật đổ là như thế nào. Bản luận tội do đó là sự suy diễn thiếu căn cứ của một nhà nước độc tài độc đảng, quyết tâm tiêu diệt các xã hội dân sự độc lập.

3- Viện Kiểm sát và Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An cho rằng anh Nguyễn Viết Dũng “đã có hành vi đăng tải trên trang Facebook cá nhân 7 bài viết tự soạn, sao chép và chỉnh sửa có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh tụ” để rồi ghép Anh vào tội “Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự 1999Đó là một sự xâm phạm trắng trợn quyền tự do phát biểu, tự do thông tin, một quyền cơ bản để xây dựng một đất nước có nhà cầm quyền đầy trách nhiệm và có những công dân đầy thiện chí, làm tiền để để tạo nên một quốc gia phát triển. Không lắng nghe công dân thẳng thắn phê bình, dũng cảm nói thật thì lãnh đạo chính trị chỉ làm cho xã hội ngày càng lụn bại như đang thấy tại Việt Nam.

Phiên tòa phúc thẩm y án cho anh Hoàng Đức Bình xảy ra trong thời gian tôm cá dân nuôi ở Vũng Áng tiếp tục chết và công ty Hưng Nghiệp Hà Tĩnh thoát khỏi danh sách các doanh nghiệp sẽ bị thanh tra về môi trường trong năm nay, chứng tỏ nhà cầm quyền cứ mãi bao che cho Formosa, tên tội đồ đang gây thảm họa môi trường, đại họa kinh tế, tai họa sức khỏe và hiểm họa quốc phòng.

4- Ngoài ra, việc gây khó khăn cho thân nhân tham dự phiên tòa; ngăn chận, xua đuổi, bắt bớ bằng hữu của bị cáo, giới hạn sự chứng giám của chính giới và báo giới ngoại quốc (ngày 05-04 và 24-04), xét xử lén lút không có luật sư và gia đình hiện diện (đối với cô Trần Thị Xuân ngày 12-04) cũng như vội vã kết thúc các phiên tòa (nội trong một ngày hay một buổi)… Tất cả đều chứng tỏ một sự coi thường luật pháp, ngay cả luật pháp của Việt Nam, mà không cần biện minh với ai cả (theo sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Cộng hòa Liên bang Đức); một cái tát vào mặt các quốc gia Tây phương hàng năm mở cuộc “đối thoại nhân quyền” với chế độ Hà Nội; một sự thách thức quốc dân và quốc tế, bất chấp những hậu quả tai hại cho đất nước trên phương diện ngoại giao, kinh tế, thương mại; một răn đe hùng hổ đối với mọi công dân dám đứng lên chống Tàu cộng là kẻ thù truyền kiếp đang từng ngày thực hiện âm mưu xóa sổ Tổ quốc. Phải chăng nhà nước Việt Nam đang có một chỗ dựa vững chãi khác ngoài các quốc gia dân chủ hùng mạnh?

TUYÊN BỐ

Vì những lẽ trên, chúng tôi -các tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây- tuyên bố

1- Các vụ án, phiên tòa và phán quyết nói trên chỉ là những hài kịch công lý, biến nhà cầm quyền Việt Nam thành trò hề trước đồng bào trong lẫn ngoài nước và thế giới năm châu, trở thành những bằng chứng cho tòa án lương tâm và tòa án lịch sử xét xử chế độ Cộng sản.

2- Những người thụ án nói trên và hàng trăm tù nhân lương tâm đã hoặc đang nếm mùi “pháp luật xã hội chủ nghĩa” vô lý, bất công và tàn ác, đều là những công dân ưu tú và ái quốc, cần phải được trả tự do và cần phải được trân trọng vì những đóng góp của họ.

3- Các chính phủ dân chủ, các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác thương mại ngoại quốc cần có những biện pháp chế tài để buộc nhà cầm quyền VN chấm dứt hàng loạt vi phạm vô liêm sỉ và vô luật pháp đối với những ai chỉ đơn giản bày tỏ chính kiến và đòi hỏi tôn trọng nhân quyền.

4- Các nhà trí thức dân sự và tôn giáo trong nước nên tìm cách tập hợp các tầng lớp nhân dân (sinh viên, nông dân, ngư dân, nông dân, tín đồ…) đứng lên đòi hỏi đảng CSVN phải trả lại các nhân quyền và dân quyền qua những cuộc biểu tình ôn hòa nhưng quyết liệt.

5- Cuộc “giải phóng miền Nam” và “thống nhất đất nước” từ 30-04-1975 ngày càng đẩy nhân dân vào vòng nô lệ đảng độc tài và đất nước vào nguy cơ nô lệ bá quyền Bắc phương, cũng như làm li tán nhân tâm và chia rẽ dân tộc. Hiểm họa mất nước đang hiển hiện ở chân trời, và Đảng CSVN phải chịu trách nhiệm về tất cả những điều ấy.

Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày 30 tháng 04 năm 2018.

Các tổ chức đồng ký tên: (đợt 1)

01- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam. Đại diện: Chủ tịch Phạm Trần Anh.
02- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt, Hoa Kỳ. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố, Bà Thái Hằng
03- Giáo hội Cộng đồng Tin Lành Lutheran VN-HK. Đại diện: MS Hội trưởng Nguyễn Hoàng Hoa.
04- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Ông Lê Quang Hiển, Ông Lê Văn Sóc.
05- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Đại diện: Phó chủ tịch Cao Xuân Khải.
06- Hội Anh Em Dân Chủ. Đại diện: Phát ngôn viên Thúy Quỳnh bên.. .
07- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi.
08- Hội thánh Tin lành Mennonite Cộng đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
09- Khối Tự do Dân chủ 8406 Quốc nội. Đại diện: Ks Đỗ Nam Hải và Nv Nguyễn Xuân Nghĩa
10- Khối Tự do Dân chủ 8406 Hoa Kỳ. Đại diện: Vũ Hoàng Hải.
11- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Thạc sỹ Vũ Quốc Ngữ
12- Nhóm Hỗ trợ Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận, Hoa Kỳ. Đại diện: Ông NguyễnVăn Lợi và ông Sonny Nguyễn.
13- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Công Bình và Lm Nguyễn Hữu Giải.
14- Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện : Hoàng Lê Hy Lai và Nguyễn Trung Kiên.
15- Radio VNHN Âu châu Đại diện: Ông Đinh Kim Tân
16- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đại diện: Ht Thích Không Tánh và Tt Thích Vĩnh Phước.
17- Tạp Chí Dân Văn, Đức Quốc. Đại diện: Chủ nhiệm Lý Trung Tín.
18- Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện Quốc nội: Ông Ngô Kiến Huy, Nguyễn Chí Phong và Lm Nguyễn Văn Lý nối kết.
19- Uỷ ban Chống Văn hoá Tôn giáo vận Cộng sản. Đại diện: MS Nguyễn Công Chính
20- Ủy ban Diễn hành Văn hoá Quốc tế. Đại diện: Chủ tịch Nguyễn Văn Tánh.
21- Vietnam Sydney Radio. Đại diện: Bà Bảo Khánh và Ông Đoàn Kim.

Các cá nhân đồng ký tên (đợt 1)

01- Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt.
02- Bùi Quang Vơm, Kĩ sư, Paris, Pháp
03- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Úc Đại Lợi.
04- Đinh Hữu Thoại, Linh mục DCCT, Quảng Nam.
05- Hoàng Hưng, Nhà thơ – nhà báo tự do, Sài Gòn.
06- Lê Anh Hùng, Nhà báo tự do, Hà Nội
07- Lê Công Bằng, Lao động tự do, Sài Gòn
08- Lê Văn Sơn, Nhà báo tự do, Thanh Hóa.
09- Lý Thanh Liêm, Technician Cypress, TX, Hoa Kỳ.
10- Mai Văn Tám, Lao động tự do, Quảng Bình
11- Ngô Thị Thứ, Giáo viên, Sài Gòn
12- Nguyễn Bá Tùng, Tiến sĩ, nguyên điều hợp viên MLNQVN, Hoa Kỳ.
13- Nguyễn Bình Thành, Thợ điện, Thừa Thiên-Huế.
14- Nguyễn Duy Tân, Linh mục Nhà thờ Thọ Hoà, Đồng Nai.
15- Nguyễn Hữu Hải, Thợ làm móng tay, London, Anh Quốc.
16- Nguyễn Mạnh Thưởng, Công nhân, Đức Quốc.
17- Nguyễn Mỹ Hạnh Hélène, Họa sĩ, Bruxelles, Vương quốc Bỉ
18- Nguyễn Quốc Khải, Nhà báo, Virginia, Hoa Kỳ.
19- Phạm Anh Tuấn, Kỹ sư, Australia.
20- Phạm Minh Vũ, Nghề tự do, Quảng Trị.
21- Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội.
22- Phan Đình Thành, Nghề tự do, Thừa Thiên-Huế.
23- Phan Văn Phong, Kĩ sư, Hà Nội.
24- Trần Khắc Đạt, Nghê tự do, Lâm Đồng, Đà Lạt
25- Triệu Sang, Thương binh VNCH, Sóc Trăng
26- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
27- Vũ Thị Vân Mơ, Kinh doanh, Lâm Đồng.
28- Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris, Pháp.

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh