Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Chưa kịp yêu một người con gái


Đêm 1-6-2015, Phạm Xuân Nguyên (Nguyen Pham Xuan) và gia đình đã đưa em trai, liệt sĩ Phạm Xuân Minh về Hà Tĩnh. Minh ngã xuống trên chiến trường Campuchia vào ngày 20-2-1984 khi vẫn còn 5 tháng nữa mới tròn 20 tuổi. Thế hệ của Minh… “đi như gió thổi/ Quân phục xanh đồng sắc với chân trời/ Chưa kịp yêu một người con gái/ Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai (Trần Mạnh Hảo 1977)”

Sau 9 năm nằm lại nghĩa trang “Quân Tình Nguyện” Battombong, năm 1993, Minh được đưa về Tân Biên, Tây Ninh. Theo người quản trang: Chỉ riêng số liệt sỹ hy sinh được đưa từ Campuchia về nghĩa trang này đã hơn 7000 người xác định được danh tính, xác định được thời điểm hy sinh là trong cuộc chiến tranh 1979-1989, và hơn 5000 người khác chưa xác định được danh tính (bao gồm cả những những người hy sinh tại Campuchia trước 1975).

Tây Ninh không chỉ có một nghĩa trang liệt sĩ an táng những người lính Việt Nam đã hy sinh ở Campuchia. Chiến tranh Tây Nam kết thúc đã hơn 26 năm, con số thương vong trong cuộc chiến này vẫn là một “bí mật quốc gia”. Không ai dám chắc đã có hàng vạn hay hàng chục vạn thanh niên Việt Nam bỏ mình ngoài biên giới Việt. Chỉ biết mỗi tỉnh giáp Biên với Campuchia đều không chỉ có một nghĩa trang.

Khi ngã xuống, Phạm Xuân Minh là hạ sĩ thuộc đại đội 20, trung đoàn 96, sư 309, Mặt trận 479. Xung quanh anh, san sát những bia mộ khắc tên những người lính thuộc sư đoàn 309, Mặt trận 479; san sát những bia mộ khắc tên những người lính “ngã vào lòng đất” trong độ tuổi hai mươi.

Có đưa hài cốt của liệt sĩ Phạm Xuân Minh về Hà Tĩnh hay không là một câu chuyện mà gia đình anh Phạm Xuân Nguyên đã phải nhiều năm cân nhắc. Ở Tân Biên Minh có đồng đội; về quê Minh có gia đình.

Khi có dịp vào Sài Gòn, thường là mỗi năm vài lần, Phạm Xuân Nguyên lại cùng những người bạn – trong đó có những người bạn lính 309 như Lê Thanh Hoàng – lại đến Tân Biên thăm em. Nhưng các thành viên khác trong gia đình anh không có điều kiện đó. Thỉnh thoảng, cùng Nguyên lên Nghĩa trang, chúng tôi chứng kiến những người nói giọng Thanh – Nghệ lên viếng thân nhân, áp điện thoại vào mộ… đầu dây bên kia, có thể là một người chị, hoặc là một người mẹ già.

Hôm qua, ngày 1-6-2015, chúng tôi – 5 anh em, bao gồm Phạm Xuân Nguyên, đều đã từng là lính – lại khoác bộ quân phục (từng mặc để chiến đấu với Khmer Đỏ và quân xâm lược Trung Quốc), bộ quân phục đã xếp kỹ suốt gần 30 năm qua, trở lại nghĩa trang Biên giới, “Quân phục xanh đồng sắc với chân trời”, tiễn đưa Phạm Xuân Minh, một đồng đội, một đứa em, ra đi khi “Chưa kịp yêu một người con gái”.

fb Trương Huy San

More Stories From Văn Nghệ

About jdoan,

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh