Giông Tố Mỹ – Trung năm 2020
Posted by Luu HoanPho, Dec 29, 2020, Comments Off
Quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung trong năm 2020 đã trải qua những biến động nghiêm trọng, từ một số vấn đề lạc quan trong giai đoạn đầu của Hiệp định thương mại Mỹ-Trung được ký kết ngày 15/1, cho đến thực trạng cực kỳ căng thẳng vào cuối năm. Nhìn lại những khoảnh khắc này trong năm qua có thể thấy được vấn đề mang tính quy luật nội tại, cho thấy xung đột Mỹ – Trung hoàn toàn không phải ngẫu nhiên.
Ngày 15/1: Ký kết hiệp định Mỹ – Trung giai đoạn đầu
Sau 1 năm và 8 tháng chiến tranh thương mại, Tổng thống Donald Trump đã buộc lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đồng ý ký Hiệp định thương mại Mỹ – Trung (giai đoạn đầu).
Ngày 15/1, tại buổi lễ ký kết với sự tham dự của gần 100 nhân vật chính trị và doanh nhân Mỹ, khuôn mặt TT. Trump như giãn ra, trong lòng có thể đang nghĩ về bước tiếp theo. Cùng thời điểm, nhóm tấn công hàng không mẫu hạm USS Roosevelt của Mỹ đã bắt đầu hành trình tuần tra Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Tại buổi lễ ký kết, dáng vẻ phía đoàn Trung Quốc do đại diện Lưu Hạc đứng đầu dường như khá gượng gạo. Ông Tập Cận Bình cũng không xuất hiện, không cam chịu cúi đầu. Đằng sau kế hòa hoãn là một kế hoạch mới: bắt đầu một mưu đồ lớn hơn.
Ngày 30/1: TT Trump đóng cửa biên giới với Trung Quốc
Ngày 20/1, ĐCSTQ thừa nhận virus viêm phổi Vũ Hán lây nhiễm từ người sang người. Ngày 21/1, Mỹ phát hiện trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán đầu tiên.
Ngày 23/1, ĐCSTQ phong tỏa Vũ Hán. Cùng ngày, TT. Trump cho biết sau cuộc họp ngắn, “Lúc đó có 21 người trong phòng, tôi là người duy nhất chủ trương đóng cửa biên giới (với Trung Quốc)”. Ngày 30/1, Mỹ cho sơ tán công dân Mỹ ra khỏi Vũ Hán và tuyên bố đóng cửa hải quan đối với Trung Quốc, mặc cho ĐCSTQ phản đối.
Thực tế từ tháng 12/2019, virus viêm phổi Vũ Hán đã lây từ người sang người. Tuy nhiên, cho đến tháng 1/2020, ít nhất 430.000 người Trung Quốc Đại Lục đã đến Hoa Kỳ bằng đường hàng không, khiến Hoa Kỳ và toàn cầu không thể tránh khỏi đại dịch. Quan hệ Mỹ-Trung liên tục xấu đi từ đó.
18/2: Chỉ thị truyền thông của DCSTQ là “phái bộ nước ngoài”
Ngày 18/2, Hoa Kỳ đã chỉ định 5 tổ chức truyền thông của ĐCSTQ là “phái bộ nước ngoài”, bao gồm Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), công ty xuất bản “Nhật báo Trung Quốc”, tổ chức phát hành “Nhân dân Nhật báo” là Công ty Phát triển Haiti Mỹ (Hai Tian Development USA). Kể từ đó, thêm nhiều tổ chức truyền thông của ĐCSTQ đã bị Hoa Kỳ xếp vào nhóm “phái bộ nước ngoài”, vấn đề xin thị thực bị hạn chế.
Ngày 18/3: Quan hệ Mỹ – Trung lao dốc tăng tốc
Ngày 18/3, ĐCSTQ tuyên bố rằng trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán được xác nhận “lần đầu tiên bằng 0”. Trước đó, ông Tập Cận Bình đã thường xuyên gọi điện thoại với TT. Trump cho biết rằng dịch bệnh đã được kiểm soát. Khi đó, trước thực trạng Mỹ bị bùng phát dịch bệnh, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của ĐCSTQ đã đổ lỗi cho quân đội Mỹ chính là nguồn gốc gây virus, và TT. Trump đã nhận ra âm mưu thực sự của ĐCSTQ.
Cùng ngày, TT.Trump tuyên bố ĐCSTQ đã tung thông tin sai lệch, vu khống quân đội Mỹ cho lây lan virus sang Trung Quốc, do đó đã sử dụng tên “virus Trung Quốc” (Chinese virus) để chỉ đích danh nguồn gốc virus này.
Ngày 27/3, Tổng thống Trump và lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã nói chuyện điện thoại lần cuối cùng.
Ngày 9/4: T.T. Trump bắt đâu phản công
Ngày 6/4, Truyền hình Trung ương ĐCSTQ (CCTV) tuyên bố Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo “là một trong những Ngoại trưởng tồi tệ nhất trong lịch sử”, trả đũa ông Pompeo vì đã tố cáo ĐCSTQ che giấu dịch bệnh. Ngày 6/4, các “phóng viên” của kênh truyền hình Phoenix đã vào họp báo của Nhà Trắng để yêu cầu TT. Trump hứa hợp tác với ĐCSTQ.
Ngày 7/4, Đại sứ Thôi Thiên Khải của ĐCSTQ tại Mỹ đã xuất bản một bài báo trên New York Times nói rằng “Trung Quốc và Mỹ nên dẫn đầu … chia sẻ … cùng nhau … thúc đẩy cải thiện quản trị y tế toàn cầu”, thể hiện rõ ý đồ tận dụng tình hình “để được đứng ngang hàng với Mỹ”, lộ rõ hơn ý đồ của ĐCSTQ liên quan đến dịch bệnh này.
Ngày 9/4, TT. Trump tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì đã giúp ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, là nguyên nhân gây đại dịch trên khắp thế giới.
Ngày 10/4, một lần nữa TT. Trump nói về cuộc chiến thương mại, cho biết chương này vẫn chưa đi qua, một chương mới sắp bắt đầu, và ông phải là người cứng rắn nhất chống lại ĐCSTQ.
22/4: Mỹ điều động máy bay ném bom B-1B
Vào cuối tháng 3, sau khi trận dịch bùng phát thì tàu sân bay USS Roosevelt buộc phải rút lui về Guam. Đầu tháng Tư, tàu sân bay Liêu Ninh của ĐCSTQ bất ngờ được điều động, vượt qua chuỗi đảo đầu tiên, và thách thức quân đội Mỹ.
Ngày 22/4, máy bay ném bom B-1B của Mỹ đã có chuyến bay kéo dài 32 tiếng đến Okinawa và Biển Đông. ĐCSTQ vội ‘la’ lên “không đối đầu xung đột”.
Ngày 14/5: T.T. Trump nói có thể hoàn toàn chia tách
Ngày 13/5, TT.Trump tweet, “Chúng tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại lớn, mực chưa khô, thế giới đã bị bệnh dịch từ Trung Quốc tấn công. 100 thỏa thuận thương mại không thể bù đắp cho sự mất mát – sinh mạng tất cả những người vô tội!”
Ngày 14/5, TT.Trump nói, “Chúng ta có thể cắt đứt quan hệ toàn diện (với ĐCSTQ).”
29/5: T.T. Trump tiến tới đối đầu toàn diện
Ngày 28/5, Đại hội Đại biểu Nhân dân (Quốc hội) ĐCSTQ đã bế mạc và thông qua “Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông”.
Ngày 29/5, TT. Trump có bài phát biểu về quan hệ Mỹ – Trung và thu hồi quy chế đặc biệt đối với Hồng Kông. Nhà Trắng vừa công bố báo cáo “Chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc” (United States Strategic Approach to The People’s Republic of China) mới, TT.Trump đã phát lệnh phản công ĐCSTQ, khiến quan hệ Mỹ – Trung tiến tới đối đầu toàn diện.
Ngày 4/6: Xung độ vấn đề chuyến bay
Ngày 3/6, Mỹ thông báo cấm máy bay chở khách của Trung Quốc qua lại Mỹ để chống lại việc ĐCSTQ từ chối American Airlines tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc.
Ngày 4/6, Cục Hàng không Dân dụng của ĐCSTQ ngay lập tức thông báo rằng các hãng hàng không nước ngoài có thể hoạt động trở lại. Sau đó, Mỹ và Trung Quốc lại xung đột về số chuyến bay và xử lý đáp trả nhau.
Ngày 17/6: DCSTQ thất bại trong việc tìm kiếm hòa bình
Ngày 17/6, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã gặp đại diện của ĐCSTQ Dương Khiết Trì tại Hawaii, nhưng không có tiến triển nào, đây là cuộc gặp cuối cùng của giới ngoại giao cấp cao Mỹ – Trung Quốc.
Cùng ngày, các ngoại trưởng của Nhóm G7 cùng tuyên bố lên án ĐCSTQ vì đã thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông”.
Ngày 18/6, TT.Trump đã tweet, “Mỹ vẫn giữ lựa chọn, trong bối cảnh xung đột, tách rời hoàn toàn với Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
Ngày 24/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng O’Brien cho biết, “ĐCSTQ không đồng nghĩa với Trung Quốc và người dân Trung Quốc”, “Chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, nhưng chúng tôi không muốn duy trì mối quan hệ trong điều kiện hiện nay với (chế độ) Bắc Kinh”.
Ngày 4/7, tàu USS Nimitz và hàng không mẫu hạm Reagan của Mỹ đã tập trận ở Biển Đông.
Ngày 9/7: Mỹ chế tài Trần Toàn Quốc
Ngày 9/7, Mỹ đã trừng phạt Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) và 4 quan chức khác của ĐCSTQ vì liên quan đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và đàn áp Pháp Luân Công. Ông Trần Toàn Quốc là thành viên của Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Ngày 7/7, Giám đốc FBI Mỹ đã có bài phát biểu vạch trần sự xâm nhập của ĐCSTQ: “Chúng ta phải hiểu rõ ràng về tham vọng của Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Ông cũng cảnh báo về “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”, và nhấn mạnh “Cứ khoảng 10 tiếng là FBI phải khởi động một vụ án phản gián mới liên quan đến Trung Quốc (ĐCSTQ)…”
Ngày 9/7, Ngoại trưởng Vương Nghị của ĐCSTQ tuyên bố “không có sự thay đổi trong chính sách đối với Mỹ….Trung Quốc và Mỹ không nên tìm cách thay đổi nhau… Hãy tìm kiếm cách thức cùng tồn tại trong khác biệt về thể chế”. Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ – Trung rõ ràng không thể “quay lại như cũ”.
Ngày 20/7: Đối đầu đặc biệt về Pháp Luân Công
Ngày 20/7, Hoa Kỳ đã nhắc đến vấn đề cấm kỵ nhất đối với ĐCSTQ là Pháp Luân Công, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã đưa ra một tuyên bố chính thức. Tuyên bố viết, “Kể từ năm 1999, ĐCSTQ đã cố gắng tiêu diệt môn tu luyện tinh thần có nguồn gốc từ Trung Quốc là Pháp Luân Công với các học viên ôn hòa, cũng như những người bảo vệ nhân quyền đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng… Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) ngay lập tức dừng hành vi ngược đãi và hành vi sai trái vô nhân đạo đối với các học viên Pháp Luân Công, thả những người bị bỏ tù vì đức tin của họ, chẳng hạn như Mã Chấn Vũ (Ma Zhenyu), và thông báo về nơi ở của các học viên Pháp Luân Công bị mất tích. Bức hại 21 năm của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công là quá dài, phải dừng lại”.
Trước tuyên bố đánh vào điểm nhức nhối nhất của chế độ ĐCSTQ, ngày 21/7, người phát ngôn Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã nhắc lại tuyên bố vu khống Pháp Luân Công cách đây 21 năm của thế lực cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, đồng thời một lần nữa xúc phạm Ngoại trưởng Mỹ Pompeo.
Ngày 22/7: Đóng cửa LSQ TQ ở Houston
Ngày 22/7, lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã đốt các tài liệu mật, phía Hoa Kỳ yêu cầu trong 72 tiếng lãnh sự quán phải đóng cửa.
Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đã tweet rằng lãnh sự quán của ĐCSTQ ở Houston không phải là một “cơ quan ngoại giao”, đó là nút trung tâm của mạng lưới gián điệp và ảnh hưởng khổng lồ của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ. Lãnh sự quán phải đóng cửa, các điệp viên (ĐCSTQ) phải rời khỏi trong vòng 72 giờ, nếu không sẽ bị bắt giữ.
Ngày 23/7, Lãnh sự quán ĐCSTQ tại San Francisco buộc phải giao nộp nữ điệp viên Đường Quyên (Tang Juan) đang lẩn trốn. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô để trả đũa. Cuộc đối đầu Mỹ-Trung lại leo thang hơn nữa.
Ngày 23/7 Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết, “Sứ mệnh thay đổi hành vi của ĐCSTQ không chỉ là của người dân Trung Quốc, các nước tự do cũng có việc phải làm để bảo vệ tự do”, “Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ không còn tin tưởng ĐCSTQ nữa, không còn tin tưởng những gì họ nói nữa, mà trước tiên phải xác nhận những gì họ đang làm”.
Đến nay Chính phủ Hoa Kỳ đã hoàn toàn làm chủ xu hướng quan hệ Mỹ – Trung Quốc.
Tháng 8: DCSTQ nói “không chiến tranh ngoại giao”
Ngày 5/8, Ngoại trưởng ĐCSTQ Vương Nghị kêu gọi: “Quan hệ Trung – Mỹ đang đối mặt với tình trạng nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, và Trung Quốc không có ý định chiến tranh ngoại giao”, nhưng lại cho rằng “chúng tôi có niềm tin mạnh mẽ vào thể chế của…”, “Tập Cận Bình … chỉ ra … có đầy đủ sức mạnh”.
Ngày 7/8, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, bao gồm Đặc khu Trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macao Hạ Bảo Long, và Phó Chủ nhiệm Trương Hiểu Minh.
Ngày 10/8, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tuyên bố “phản đối Mỹ” bạo quyền, đồng thời nhấn mạnh “không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi”, phải duy trì “vị thế cường quốc” và “tham gia tích cực hơn vào quản trị toàn cầu”.
Phía Hoa Kỳ đã không phản hồi. Ngày 12/8, Thứ trưởng Ngoại giao Lạc Bảo Thành (Le Yucheng) của ĐCSTQ tuyên bố rằng Bộ Ngoại giao hai nước không nên rơi vào “im lặng”.
Ngày 14/8: T.T. Trump xử lý Tik Tok
Ngày 14/8, TT.Trump đã ban hành lệnh hành chính yêu cầu trong vòng 90 ngày, Bytedance Trung Quốc phải thoái vốn ở Mỹ, vì vấn đề liên quan đến ứng dụng WeChat. Khi đó có phóng viên hỏi rằng nếu iPhone không thể sử dụng WeChat thì có thể mất thị trường Trung Quốc; TT. Trump trả lời, “Điều đó không quan trọng”, “Chúng tôi phải làm những điều tốt cho an ninh quốc gia. Trung Quốc (ĐCSTQ) làm chúng tôi rất thất vọng”.
Ngày 17/8, Mỹ đã đưa 38 pháp nhân thuộc Huawei tại 21 quốc gia vào danh sách kiểm soát xuất khẩu.
Ngày 20/8, Đại sứ Thôi Thiên Khải của ĐCSTQ tại Mỹ tuyên bố rằng “Quan hệ Trung Quốc-Mỹ đang phát triển sai hướng, có người mô tả là rơi tự do”.
Ngày 26/8, ĐCSTQ đã phóng tên lửa tầm trung Dongfeng vào Biển Đông.
Ngày 27/8, TT.Trump cho biết trong bài phát biểu của mình về việc đề cử ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, “Trong lịch sử của Mỹ, chúng tôi là người đã thực hiện hành động nghiêm khắc nhất, táo bạo nhất, cứng rắn nhất, và quyết liệt nhất chống lại Trung Quốc (ĐCSTQ)”, “Cuộc bầu cử này sẽ quyết định liệu chúng ta có thể cứu được ‘Giấc mơ Mỹ’ hay không, quyết định liệu chúng ta có cho phép chương trình nghị sự xã hội chủ nghĩa phá hoại tương lai chúng ta ấp ủ hay không”.
Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, Ngoại trưởng Vương Nghị của ĐCSTQ đã đến thăm châu Âu với nỗ lực kết nối châu Âu để chống lại Hoa Kỳ, nhưng đã tự chuốc lấy thất bại.
Ngày 14/9: Đại sứ Mỹ tại TQ từ chức
Ngày 2/9, Mỹ đã áp đặt các hạn chế đối với hoạt động của giới ngoại giao Trung Quốc đóng trú tại Mỹ, yêu cầu phải được cho phép trước khi đến thăm khuôn viên trường đại học hoặc gặp gỡ các quan chức chính quyền địa phương, hoặc khi tổ chức các hoạt động quá 50 người bên ngoài khu vực tổ chức; ngoài ra tài khoản mạng xã hội của các Đại sứ quán và lãnh sự quán ĐCSTQ phải được ‘đánh dấu’ chính quyền ĐCSTQ.
Ngày 9/9, quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ tuyên bố Chính phủ Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho một số nhà nghiên cứu Trung Quốc để ngăn chặn việc đánh cắp các kết quả nghiên cứu nhạy cảm của Mỹ.
Ngày 14/9, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc thông báo sẽ từ chức vào đầu tháng 10. Hoa Kỳ đã đình chỉ quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ với ĐCSTQ, cho đến nay vẫn chưa có ai tiếp quản.
Ngày 22/9, trong bài phát biểu trực tuyến tại Liên Hợp Quốc, TT. Trump cho biết, “Chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hạn chế việc đi lại trong nước vào giai đoạn sớm nhất của đợt bùng phát virus viêm phổi Vũ Hán, nhưng lại cho phép các chuyến bay rời khỏi Trung Quốc để lây nhiễm ra thế giới”, “WHO cũng bị ĐCSTQ kiểm soát”, “Liên Hiệp Quốc phải yêu cầu Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về các hành động của họ”.
Ông Tập Cận Bình phản hồi rằng “Tất cả các vấn đề quốc tế cần được thảo luận và xử lý… Không thể nào cứ ai có nắm đấm lớn thì phải nghe theo”.
Ngày 2/10: Mỹ cấm đảng viên ĐCSTQ nhập cư
Ngày 2/10, Mỹ đã cấm các đảng viên ĐCSTQ và thành viên của các tổ chức liên đới của họ được nhập cảnh vào Mỹ.
Từ ngày 6 – 7/10, các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã tổ chức hội đàm bốn bên để thảo luận về hợp tác chống lại ĐCSTQ, đáp trả việc ĐCSTQ ví các nước là “Tiểu NATO ở châu Á”.
Ngày 7/10, Bộ An ninh Nội địa Mỹ ban hành “Báo cáo Đánh giá về đe dọa Nội địa” (Homeland Threat Assessment), quyền Bộ trưởng Mỹ cho biết, “Mối đe dọa chiến lược lâu dài nhất đối với người Mỹ, với đất nước Hoa Kỳ và cách sống của chúng ta chính là mối đe dọa từ Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Báo cáo liệt kê 9 mối đe dọa chính mà ĐCSTQ gây ra cho Mỹ, bao gồm gián điệp, tuyên truyền sai trái, can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ và xâm nhập vào chính quyền Mỹ ở tất cả các cấp.
Ngày 19 và 23/10, ông Tập Cận Bình đã hai lần nhấn mạnh kỷ niệm “viện trợ Triều Tiên trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược”.
Từ ngày 26 – 28/10, khi ĐCSTQ tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa 19, ông Tập Cận Bình chính thức xác định “kinh tế Trung Quốc tuần hoàn nội bộ”. Nhưng sau đó trong một cuộc họp báo, ĐCSTQ nhận định việc chia tách hoàn toàn hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc là không thực tế.
Ngày 28/10, Mỹ tuyên bố “Hiệp hội thúc đẩy hòa bình Mỹ – Trung Quốc” của ĐCSTQ là “phái bộ ngoại giao”, qua đó dừng Diễn đàn Chính quyền địa phương Mỹ-Trung Quốc.
Tháng 11: TT. Trump phản đối ĐCSTQ can dự bầu cử Mỹ
Chính quyền TT. Trump tiếp tục phản công phanh phui cáo buộc gian lận bầu cử Tổng thống Mỹ và tình trạng can thiệp sâu của ĐCSTQ.
Ngày 12/11, TT. Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài trong một năm, và thúc đẩy “Lệnh Hành pháp về đối phó với mối đe dọa từ đầu tư chứng khoán trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp quân sự của ĐCSTQ” để ngăn ĐCSTQ thu tiền từ thị trường tài chính Mỹ.
Ngày 17/11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành báo cáo “Thách thức của Trung Quốc về mọi phương diện” (The Elements of the China Challenge), qua đó nêu chi tiết những thách thức từ ĐCSTQ, hành vi của ĐCSTQ, nguồn gốc tư tưởng của hành vi, tính dễ bị tổn thương của ĐCSTQ và cách Mỹ đảm bảo tự do.
Ngày 27/11, Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với 2 công ty Trung Quốc bị tình nghi hỗ trợ Iran phát triển chương trình tên lửa.
Ngày 30/11, Mỹ đã trừng phạt Tập đoàn Xuất nhập khẩu Điện tử Trung Quốc với cáo buộc ủng hộ chế độ bất hợp pháp ở Venezuela và phá hoại nền dân chủ.
Tháng 12: Thêm nhiều đòn trừng phạt ĐCSTQ
Ngày 2/12, Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thông qua “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài” (Holding Foreign Companies Accountable Act), khiến các công ty ‘có vấn đề’ Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị “đồng loạt hủy niêm yết”.
Ngày 3/12, Mỹ thông báo, thời hạn thị thực không nhập cư đối với thành viên ĐCSTQ và thân nhân trực hệ của họ giảm từ 10 năm xuống một tháng, loại thị thực thay đổi từ cho phép ‘nhập cảnh nhiều lần’ thành chỉ được ‘nhập cảnh 1 lần’. Cùng ngày, Mỹ đã trừng phạt 4 công ty của ĐCSTQ, bao gồm cả Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải (SMIC).
Ngày 4/12, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức ĐCSTQ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng thủ đoạn uy hiếp và cưỡng ép.
Ngày 7/12, Mỹ đã trừng phạt 14 quan chức hàng đầu của ĐCSTQ giữ vị trí là Phó ủy viên trưởng Quốc hội Trung Quốc, cảnh báo họ phải chịu trách nhiệm về việc phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông.
Ngày 9/12, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Wan Kuok-koi, thủ lĩnh của nhóm tội phạm có tổ chức 14K thuộc Hội Tam Hoàng liên quan ĐCSTQ, đồng thời cũng là ủy viên của Chính hiệp ĐCSTQ.
Ngày 10/12, Mỹ đã trừng phạt Hoàng Nguyên Hùng (Huang Yuanxiong) – Giám đốc Đồn Cảnh sát Ngô Thôn (Wucun) thuộc Công an thành phố Hạ Môn, vì đã bức hại các học viên Pháp Luân Công. Cùng ngày, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đã ra lệnh cho các nhà cung cấp viễn thông của Mỹ gỡ bỏ thiết bị của Huawei và bắt đầu quá trình xem có thu hồi giấy phép hoạt động của China Telecom tại Mỹ hay không.
Ngày 17/12, Mỹ đã cấm mua thiết bị điện nhập khẩu từ Trung Quốc đối với các tổ chức công phụ trách cung cấp và lắp đặt thiết bị cho các cơ sở quốc phòng quan trọng.
Ngày 18/12, Mỹ trừng phạt 59 pháp nhân Trung Quốc bao gồm Tổng công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc.
Ngày 21/12, Mỹ thông báo hạn chế thị thực bổ sung đối với quan chức Trung Quốc bị nghi ngờ vi phạm nhân quyền, có thể bao gồm các thành viên gia đình của họ. Cùng ngày, Mỹ công bố danh sách khách hàng liên quan lĩnh vực công nghiệp quân sự để hạn chế vấn đề mua sản phẩm và công nghệ Mỹ, trong đó có 58 công ty Trung Quốc.
Như vậy, quan hệ Mỹ-Trung năm 2020 diễn biến theo chiều hướng xấu đi nghiêm trọng, điều này có thể xem là chế độ ĐCSTQ tự hại chính họ. Năm 2021, thế trận phản công của Mỹ chống lại ĐCSTQ sẽ không dừng lại cho đến khi ĐCSTQ sụp đổ.
Nguồn: TrithucVN/Dương Uy @ Epoch Times