Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, January 3, 2025

Ông Tập Cận Bình không tiếc đưa mình vào 2 ngõ cụt để tiếp tục tái nhiệm


Ông Joerg Wuttke, một người trong giới thương mại hàng đầu châu Âu đã sống ở Trung Quốc hơn 30 năm và là Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Đức gần đây rằng cao tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rõ ràng là họ đã biết về tác hại của chính sách zero COVID, nhưng trước khi kết thúc cuộc chiến tranh đoạt quyền lực tại Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình sẽ không thay đổi chính sách.

Ông Tập Cận Bình cùng lúc đưa mình vào 2 ngõ cụt

Vào ngày 28/4, truyền thông tiếng Đức Neue Z#rich Zeitung đã đăng một cuộc phỏng vấn độc quyền với ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, người đã sống ở Trung Quốc 30 năm và được coi là một trong những người phương Tây là Lãnh đạo Phòng Thương mại Liên minh châu Âu hiểu Trung Quốc nhất, đã thẳng thắn chia sẻ trong cuộc phỏng vấn: Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang tự mua dây buộc mình, và ông cho rằng chính sách “zero COVID” của Trung Quốc đang gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn dài này, ông thẳng thừng đặt câu hỏi về các chỉ số tăng trưởng kinh tế do các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đưa ra và chỉ trích các chính sách phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ.

Bài báo chỉ ra rằng ông Wuttke có thể tiếp cận với các quan chức cấp cao của chính phủ, đồng thời ông cũng có thể tiếp xúc được những thông tin đầu tay về kinh tế và xã hội Trung Quốc.

Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, nơi ông Wuttke là thành viên, đã gửi một bức thư tới Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Hồ Xuân Hoa vào ngày 8/4, giải thích cách chính sách “zero COVID” sẽ phá vỡ hoạt động của các công ty châu Âu tại Trung Quốc. Bức thư nói rằng phương pháp xét nghiệm và cách ly cũ không còn khả năng đối phó với biến thể Omicron và Bắc Kinh nên sửa đổi chính sách của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn với Neue Zurich Zeitung sau 20 ngày bức thư được gửi đi, ông được hỏi liệu ông có thấy dấu hiệu nào cho thấy chính sách “zero COVID” đang được chính quyền Bắc Kinh xem xét lại không? Woodker trả lời: “Không, không.”

Ông Wuttke đã cố gắng nói với những người liên hệ với chính phủ rằng họ có thể sử dụng các quốc gia khác làm ví dụ để xử lý vấn đề virus một cách thực dụng và học cách cùng tồn tại với virus, nhưng các quan chức ĐCSTQ không lắng nghe. Ông nói: “Khi nước ngoài đã học cách sống chung với virus, thì ở Trung Quốc, các chính quyền lại luôn lùi lại điểm ban đầu.

Ông Wuttke nói: “Trong 2 năm qua, giới lãnh đạo đảng và chính phủ đã ngụy tạo rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xử lý dịch bệnh tốt hơn nhiều so với các nước phương Tây đang hủ bại.

Ông Wuttke nói: “Hệ thống (của ĐCSTQ) tập trung vào zero COVID đã khiến nhiều quan chức rơi vào tình trạng tự hủy hoại bản thân. Họ không quan tâm đến kinh tế ngắn hạn. Trong nền chính trị hiện nay, các quan chức coi trọng ngành thương mại khó có thể tồn tại. Sự sợ hãi to lớn, hết lần này đến lần khác nhận được xác nhận chỉ thị từ trên: Nếu thành phố của anh có một ca nhiễm được xác nhận, thì anh có vấn đề.”

Ông cũng tiết lộ một phần cuộc trò chuyện của mình với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tại một cuộc họp kín, các quan chức ĐCSTQ cho biết, họ rất rõ ràng rằng sự ảnh hưởng “zero COVID” đến kinh tế, nhưng không thể nào kết thúc “zero COVID” trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ.

Ông cũng tiết lộ: “Trong các cuộc họp kín – đặc biệt là ở các bộ liên quan đến kinh tế và thương mại – tôi đã gặp các chính trị gia hàng đầu ở cao tầng nắm được rất nhiều thông tin và có tư tưởng cởi mở. Họ biết rằng zero COVID có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế. Chỉ là họ hiện đang không thể sử dụng điều này để thúc đẩy thay đổi chính sách.”

Ông cho biết, họ sẽ kiên trì chính sách “zero COVID” cho đến Đại hội 20 của ĐCSTQ tổ chức vào cuối năm nay. “Chủ tịch Tập Cận Bình muốn được xác nhận nhiệm kỳ thứ ba, vì vậy ông ấy không thể thay đổi cách nói của mình khi tiếp cận gần vạch đích như thế. Chủ tịch Tập đã tự đưa mình vào 2 ngõ cụt cùng một lúc: ông ấy không thể thay đổi chính sách zero COVID của mình, và ông ấy không thể thay đổi tình bạn của ông ấy với ông Putin.

Dữ liệu kinh tế trong những tháng tới có thể phản ánh rõ hơn những tác động này. Đối với mục tiêu tăng trưởng 5,5% hàng năm chính thức, đã được công bố nhiều lần, ông Wuttke dự đoán con số này không thực tế, và có thể thấp hơn 4% hoặc thậm chí thấp hơn.

Chính sách “zero COVID” của ĐCSTQ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch các chuỗi công nghiệp. Ngày 29/4, ông Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ, và phân tích, nghiên cứu tình hình kinh tế hiện tại và công tác kinh tế ở Trung Quốc. Tại cuộc họp, ông Tập yêu cầu “Đối với dịch bệnh cần phòng phòng ngừa chắc, kinh tế cần ổn định, phát triển phải an toàn.” Đồng thời ông Tập cũng yêu cầu quan chức các cấp cần phòng ngừa các loại sự kiện “thiên nga đen” và “tê giác xám” nhằm đảm bảo Đại hội 20 của ĐCSTQ được tổ chức thuận lợi. Cuộc họp cũng nhắc lại “tuân thủ zero COVID động” và yêu cầu “giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.”

Tuy nhiên, ông Wuttke đã dự đoán rằng chính sách “zero COVID” của ông Tập Cận Bình sẽ gây ra tổn hại lâu dài cho nền kinh tế Trung Quốc. Trong cuộc phỏng vấn, ông Wuttke cho biết, “Tham vọng đầu tư sẽ không quay trở lại cho đến khi (cộng đồng doanh nghiệp) tin rằng chính sách zero COVID sẽ thay đổi và không có chính sách tài chính nào có thể bù đắp cho hạn chế này.”

Chính sách phong tỏa cực đoan của ĐCSTQ đã làm giảm sút niềm tin của nhà đầu tư và làm tổn hại đến triển vọng kinh doanh thương mại tổng thể của Trung Quốc. Đặc biệt, Thượng Hải, thành phố tài chính lớn nhất Trung Quốc, đã bị phong tỏa trong hơn một tháng, dẫn đến các hoạt động kinh tế trên thị trường ngừng hoạt động hoàn toàn, hiện trạng của Thượng Hải đã phản ánh sự khó khăn trong môi trường kinh doanh tại Trung Quốc.

Ngày 29/4, Đài tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, do ĐCSTQ vẫn tuân thủ chính sách phòng chống dịch bệnh “zero COVID”, nên ngày càng khó đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 5,5%.

Ông William Reinsch, chủ tịch kinh doanh quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết: “Các nhà sản xuất toàn cầu đang đánh giá lại những rủi ro kinh tế và chính trị khi kinh doanh ở Trung Quốc.” Chính sách “zero COVID động” của ĐCSTQ sẽ đẩy nhanh tiến trình đánh giá này.

Ông Nick Vyas, giám đốc quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu tại Trường thương mại Marshall thuộc Đại học Nam California, cũng tin rằng “Thượng Hải, với tư cách là một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, đã thực sự làm gián đoạn hoạt động toàn cầu. Một số công ty có trách nhiệm đã bắt đầu tiến hành thảo luận chiến lược kinh doanh đa phương hóa của mình, đồng thời xác định những cách kinh doanh khác, và nhiều công ty khác cũng sẽ làm theo.

Ngoài ra, theo Washington Post đưa tin, ngày 26/4, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, bà Ngozi Okonjo-Iweala, cho biết sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng do dịch virus corona mới đã thúc đẩy các nhà sản xuất toàn cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, từ Trung Quốc phân tán các chuỗi cung ứng sang các nước như Việt Nam, Campuchia và Bangladesh. Bắc Kinh sẽ phải trả giá cho việc áp dụng chính sách “zero COVID” này.
Thống kê cho thấy, trong tháng Ba năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục 67,37 tỷ USD, tăng 38,1% so với tháng trước, trong đó xuất khẩu tăng 48,2% so với tháng trước. Trong quý đầu tiên của năm nay, xuất khẩu điện thoại di động, linh kiện và các sản phẩm điện tử liên quan như máy tính và linh kiện của Việt Nam đã gần bằng mức xuất khẩu của nửa đầu năm ngoái. Các thương hiệu quốc tế như Samsung, Intel, Apple đều đã tăng cường hiện diện kinh doanh tại Việt Nam sau đại dịch lây lan.

Miêu Vi, Vision Times
https://www.secretchina.com/news/gb/2022/05/01/1005151.html

Tags: ,

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh