Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, November 22, 2024

Internet TQ kiểm duyệt vụ Thảm sát Thiên An Môn, Giang Trạch Dân “ngư ông đắc lợi”


Một số người dùng trên Twitter đã đăng ảnh tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6. (Ảnh chụp màn hình Twitter)

Các cuộc thảo luận về “Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6” vẫn rất nhạy cảm với giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Gần đây, ban tuyên giáo của đảng đã đưa ra một loạt “cảnh báo giám sát Internet”. Đứng sau vụ việc này, kẻ “ngư ông đắc lợi” nhất chính là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Đến gần ngày 4/6, Internet Đại Lục được “làm sạch”

Gần đây, ban tuyên truyền của ĐCSTQ đã ban hành một thông báo khẩn cấp về việc “sắp xếp khóa Internet từ 20:00 ngày 2/6 đến 8:00 ngày 6/6”, gồm việc giám sát nội dung nhạy cảm liên quan đến “ngày 4/6”. Vào ngày này, chính quyền Trung Quốc cũng tăng cường triển khai an ninh ở khu vực xung quanh Quảng trường Thiên An Môn và kiểm duyệt các cuộc thảo luận trực tuyến.

Theo báo cáo của “Mạng Thời đại số Trung Quốc”, cơ quan quản lý Thâm Quyến và Hạ Môn đã đưa ra thông báo 3 điểm về việc “sắp xếp khóa Internet từ 20:00 ngày 2/6 đến 8:00 ngày 6/6”.

Nội dung chính gồm:

  • Thứ nhất, hạn chế chức năng thay đổi dữ liệu cá nhân của một số tài khoản ứng dụng xã hội và việc sử dụng các biểu tượng cảm xúc, cùng các từ như “nến, xe tăng, 64”;
  • Thứ hai, các cơ quan quản lý đã cử thêm người giám sát;
  • Thứ ba, các từ như “yêu cầu giám sát” và “thời kỳ nhạy cảm” không được xuất hiện trên mạng Internet.

 

Một nhà bất đồng chính kiến ​​ở Giang Tô tiết lộ, gần đây việc phong tỏa Internet đã được tăng cường trở lại, rất khó có thể vượt tường lửa kiểm duyệt Internet và kết nối thường bị ngắt vì “ngày 4/6”.

Không những thế, các phóng viên của Epoch Times ở nước ngoài cũng bị cắt đứt liên lạc với một số nhà bất đồng chính kiến, nhà văn, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc… Một số người sắp “bị du lịch”, một số bị quản thúc tại gia, và một số không thể trả lời các cuộc gọi từ nước ngoài.

Về vấn đề này, nhà bình luận Nhạc Sơn cho biết, ĐCSTQ hiện đang rất hoang mang, và tất nhiên việc giám sát và ngăn chặn có mặt ở khắp nơi. Ủy ban Hành pháp Trung Hoa Dân Quốc về vấn đề Đại Lục tuyên bố rằng sau sự kiện “ngày 4/6”, ĐCSTQ vẫn tiếp tục giám sát, đàn áp quyền tự do ngôn luận và vi phạm nhân quyền, nghĩa là họ không hề tự kiểm điểm lại những sai lầm của mình, thậm chí ngày càng tà ác hơn.

Gần đây, nhiều kênh truyền thông quốc tế như BBC, USA Today, Bloomberg, Mainichi Shimbun của Nhật Bản… đã tung ra “Hồ sơ cảnh sát Tân Cương” do giới hacker lấy được và tiết lộ thông tin của gần 2.900 người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) cùng những cộng đồng dân tộc ít người khác đã bị nhà cầm quyền ĐCSTQ bỏ tù hoặc thậm chí bắn chết; ngoài ra còn có cả những hình ảnh về tình hình trong các “trại cải tạo” và các nhà tù chưa từng được công khai, liên quan đến “tội ác diệt chủng”.

Bài học lịch sử của sự kiện này chính là điều mà chế độ ĐCSTQ hiện đang phải chính thức đối mặt.

Giang Trạch Dân – “ngư ông đắc lợi” từ sự kiện ngày 4/6 – một tay che cả bầu trời

Năm 1989, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã đàn áp tờ “World Economic Herald” (Báo chí Kinh tế Thế giới, sau đây gọi tắt là Herald). Đây được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào ủng hộ dân chủ vào năm 1989. Ngoại giới bình luận rằng Giang Trạch Dân là người hưởng lợi lớn nhất trong sự kiện “ngày 4/6”.

Tờ Herald đã đăng một loạt báo cáo về các hoạt động tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang). Ông Giang Trạch Dân ngay lập tức ra lệnh cho tờ Herald gỡ các báo cáo về các hoạt động này và đình chỉ chức vụ của ông Khâm Bản Lập (Qin Benli), tổng biên tập kiêm đảng viên tổ đảng của tờ báo.

Ngày 15/4/1989, ông Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đột ngột qua đời vì một cơn đau tim. Đông đảo người dân Bắc Kinh và sinh viên đại học đã tổ chức các hoạt động tưởng niệm ông.

Sau đó, hàng trăm ngàn sinh viên và công nhân đã chiếm Quảng trường Thiên An Môn để biểu tình. Các cuộc biểu tình lan rộng khắp Trung Quốc và phát triển thành làn sóng phản đối lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, 6 tuần biểu tình đã kết thúc trong một cuộc đàn áp đẫm máu vào ngày 4/6/1989 Quảng trường Thiên An Môn.

Trong toàn bộ quá trình xử lý vụ việc này, ngoài việc các cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra, giới lãnh đạo ĐCSTQ còn cảm thấy Giang Trạch Dân có thể là “người kế vị” mà ĐCSTQ mong muốn.

Ngày 27/5, Đặng Tiểu Bình đã triệu tập 8 vị nguyên lão trong một cuộc họp và quyết định rằng Giang Trạch Dân sẽ là ứng cử viên Tổng Bí thư, ngay sau đó có một kế hoạch mới cho vụ thảm sát thành phố vào ngày 3/6.

Năm 2009, ông Ngô Nhân Hoa (Wu Renhua), một học giả sống lưu vong ở Hoa Kỳ, đã xuất bản cuốn “Lực lượng Thiết quân luật trong Sự kiện ngày 4/6”, ghi lại rằng ĐCSTQ đã huy động 250.000 quân tiến vào Bắc Kinh, nhằm  “bình định bạo lực” trong Sự kiện Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Cuốn sách “Con người của Giang Trạch Dân” chỉ ra rằng năm 1989 là năm then chốt nhất trong sự nghiệp chính trị của ông ta. Từ một Bí thư Thượng Hải sắp nghỉ hưu, Giang được bổ nhiệm làm “nòng cốt” nắm quyền lực cao nhất trong đảng, chính phủ và quân đội Trung Quốc.

Tờ “Tuần báo Á Châu” (Yazhou Zhoukan) chỉ ra, khi ông Giang Trạch Dân giẫm lên vết máu trong “ngày 4/6”, ông ta đã có một bước nhảy lớn, tiến thẳng vào trung tâm quyền lực của ĐCSTQ và trở thành lãnh đạo cao nhất của nước này.

Nguồn: Bình Minh @ trithucvn

Tags: ,

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh