Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Saturday, May 18, 2024

Đà Nẵng cưỡng chế giáo xứ Cồn Dầu, bắt 10 người


Sáng ngày 15/11/2018, hàng trăm người thuộc lực lượng cưỡng chế của thành phố Đà Nẵng tiến hành cưỡng chế 7 hộ gia đình trong khoảng 100 hộ chưa đồng ý di dời thuộc giáo xứ Cồn Dầu, huyện Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.

Đây là những hộ gia đình nằm trong khoảng 400 hộ thuộc giáo xứ Cồn Dầu phải giải tỏa để nhường đất cho khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được chính quyền Đà Nẵng đề nghị từ năm 2008. Nhiều hộ trong số này đã đồng ý chuyển đi hoặc chạy sang Thái Lan để lánh nạn do bị chính quyền đàn áp sau vụ tranh chấp đất ở nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu với chính quyền hồi năm 2010.

Ông Huỳnh Ngọc Trường, một người dân ở địa phương, vào chiều ngày 15/11 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau:

Họ đem lực lượng rất đông cỡ khoảng 500 dân quân, an ninh, công an, dân phòng, xe cứu thương, xe phá sóng, xe chữa cháy, họ còn huy động Quy tắc phường thành phố, đồng thời còn có xe đào, múc để san bằng gia đình 7 hộ đang cưỡng chế. Có 2 gia đình bị nhốt và chưa biết đã được thả về hay chưa.”

Ông Trường cho biết, có hai hộ gia đình bị tạm giữ là gia đình bà Nguyễn Thị Hải và gia đình bà Nguyễn Thị Nhị. Con số người bị tạm giữ ít nhất là 10 người, theo ông Trường cho biết.

Ông Nguyễn Đình Hiệp thuộc gia đình hộ bà Nguyễn Thị Nhị lúc 5 giờ chiều cho hay, gia đình ông có khoảng 8 người bị bắt từ 10 giờ sáng.

Đến khoảng 3 giờ 30 chính quyền đọc lệnh giao nhà chung cư tái định cư và cho phép người dân trở về.

Tuy nhiên 4 người trong gia đình ông Hiệp không đồng ý và vẫn ở lại trụ sở phường Hòa Xuân để đòi biên bản cưỡng chế, lệnh bắt và tịch thu tài sản.

Đài Tiếng nói Việt Nam VOV sáng nay cũng có bài viết về người dân ở Cồn Dầu và cho rằng bộ mặt xứ Cồn Dầu hiện nay đã đổi thay nhờ chủ đầu tư san lấp nên đất đai đã cao ráo hơn và không còn ngập lụt.

VOV cũng cho biết cuộc sống của những người dân đến khu tái định cư đã thay đổi và ổn định khi đồng ý nhận tiền đền bù tái định cư.

Ông Hiệp phủ nhận điều này và cho biết Cồn Dầu đã không còn ngập từ năm 2012.

“Ngày trước chưa đắp đập trên nguồn nên năm nào đến mùa mưa cũng ngập lụt. Nhưng sau đó đắp đập nên hết lụt vào khoảng năm 2012. Khu đất của những người còn ở lại do (chủ đầu tư) đổ đất quanh khu vực người dân đang ở và có làm mương nhưng mương nhỏ quá, khi trời mưa nước tứ bề đổ về nên ngập lụt. Có lẽ họ cố tình làm mương nhỏ…

Ông Trường cho Đài Á Châu Tự Do biết những hộ gia đình chưa muốn dời đi vì tiền đền bù không thỏa đáng.

Tất nhiên họ có đền bù nhưng giá cả rất bèo, họ đền bù 50 ngàn/ 1 mét đất nông nghiệp, nhưng bán lại giá hiện tại là 20 – 40 triệu 1 mét vuông đất. Họ đổ đất vào và chia lô ra và bán với 1 cái giá chênh lệch rất khủng khiếp. Nhà tôi có khoảng 7000 m2 đất nông nghiệp và 1600m2 đất ở.”

Theo báo Công an Đà Nẵng, ngày 12/9/2016, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ra Thông báo số 288/TB-VPCP nêu rõ, được sự thống nhất của nhà đầu tư, UBND thành phố đã phê duyệt điều chỉnh quỹ đất tại khu vực đất cây xanh gần nhà thờ Cồn Dầu thành đất ở chia lô thuộc Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân và thực hiện việc hoán đổi cho mỗi hộ 1 lô ở gần khu vực nhà thờ Cồn Dầu theo Quyết định số 2138/QĐ-UBND ra ngày 19/4/2017.

Nguồn: RFA

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh