Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Sunday, May 19, 2024

Indonesia tăng tuần tra vùng biển Natuna đề phòng Trung Quốc xâm nhập


Vùng biển Bắc Natuna trên bản đồ mới của Indonesia được thứ trưởng Hàng Hải Indonesia Arif Havas Oegroseno giới thiệu tại Jakarta, ngày 14/07/2017. REUTERS/Beawiharta.

Cơ Quan An Ninh Hàng Hải Indonesia ngày 03/01/2020 đã xác nhận việc tăng cường tuần tra xung quanh quần đảo Natuna của nước này, nằm phía nam Biển Đông. Quyết định được đưa ra sau khi tàu hải cảnh và tàu đánh cá Trung Quốc bị phát hiện thâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ngoài khơi Natuna.

Theo hãng tin Anh Reuters, ông Nursyawal Embut, giám đốc phụ trách các hoạt động trên biển thuộc cơ quan an ninh hàng hải Indonesia, khẳng định rằng Jakarta đã triển khai thêm tàu chấp pháp đến vùng biển Natuna để “chuẩn bị đối phó với các vụ vi phạm lãnh hải và đánh bắt trái phép ở khu vực Bắc Natuna…, cố gắng ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm lãnh thổ của mình”.

Quyết định tăng cường tuần tra tại vùng biển Natuna cũng được ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi xác nhận. Phát biểu với giới báo chí, lãnh đạo ngành ngoại giao Indonesia đồng thời nhắc lại những lời tố cáo Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển của Indonesia.

Căng thẳng Jakarta-Bắc Kinh trên vấn đề Natuna bộc lộ công khai hôm 30/12/2019 với việc bộ Ngoại Giao Indonesia ra thông báo tố cáo Trung Quốc cho hai tàu hải cảnh hộ tống hàng chục tàu đánh cá tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna từ ngày 19/12.

Đối với Jakarta, đó là một hành động “vi phạm chủ quyền”, và bộ Ngoại Giao Indonesia đã triệu mời đại sứ Trung Quốc lên để phản đối.

Vấn đề là Bắc Kinh đã phản bác cáo buộc của Jakarta. Ngày 31/12, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tuyên bố rằng Bắc Kinh có chủ quyền trên quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) và vùng biển lân cận, và cả Trung Quốc lẫn Indonesia đều có hoạt động đánh bắt “bình thường” tại đó.

Lời khẳng định của Bắc Kinh đã lập tức bị Jakarta phản bác. Ngày 01/01/2020, bộ Ngoại Giao Indonesia ra thông cáo đòi Trung Quốc giải thích “cơ sở pháp lý và ranh giới rõ ràng” của các yêu sách mà nước này đưa ra về vùng đặc quyền kinh tế dựa trên Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Theo Jakarta, yêu sách của Trung Quốc trên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia dựa trên cơ sở các ngư dân Trung Quốc từng hoạt động từ lâu ở đó chỉ là “đơn phương”“không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS công nhận”.

Bị Indonesia liên tục chất vấn và tố cáo, Trung Quốc tiếp tục lập luận cố hữu. Hôm 02/01, phát ngôn viên Cảnh Sảng lại khẳng định rằng Bắc Kinh có quyền cho tàu đến gần quần đảo Natuna, và “dù phía Indonesia có chấp nhận hay không thì thực tế vẫn là Trung Quốc có quyền và lợi ích trên vùng biển có liên quan”.

Về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye phủ nhận giá trị pháp lý của các yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông, được Jakarta gợi lên để tố cáo Bắc Kinh, ông Cảnh Sảng tiếp tục cho rằng phán quyết đó “phi pháp và vô giá trị”, không được Trung Quốc công nhận và nước này “kiên quyết chống lại bất kỳ quốc gia, tổ chức hay cá nhân viện dẫn phán quyết trọng tài bất hợp pháp đó để làm tổn hại quyền lợi của Trung Quốc”.

Nguồn: RFI/Trọng Nghĩa

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh