Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, May 20, 2024

Trung Quốc đưa tàu chiến và chiến đấu cơ ra Trường Sa


Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa hôm 3/7/2020 (Hình vệ tinh).

Trung Quốc vừa triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ra các tiền đồn của nước này tại quần đảo Trường Sa, theo thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc và các hình ảnh vệ tinh mà Đài Á Châu Tự Do có được.

Việc triển khai vũ khí quân sự lần này của Trung Quốc ra quần đảo đang tranh chấp diễn ra ngay trước khi cuộc tập trận đa quốc gia thường niên do Hoa Kỳ dẫn đầu có tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) chuẩn bị diễn ra từ ngày 17 đến 31 tháng 8 tới.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, các máy bay của Quân khu Miền Nam Trung Quốc đã được triển khai ra đá Subi vào tuần trước. Trong khi đó, một đoạn video do truyền thông nhà nước Trung Quốc ở Hải Nam phát đi cho thấy các máy bay Su-30 MKK đã thực hiện việc tiếp liệu trên không trong khi thực hiện một chuyến bay kéo dài 10 tiếng đến Đá Subi.

Các chuyên gia về quân sự của Trung Quốc cho rằng cuộc diễn tập của các máy bay Trung Quốc như cho thấy trên video có thể nhằm mục đích kiểm tra sức khoẻ của phi công trong điều kiện chuyến bay dài.

Đá Subi là điểm dừng chân quan trọng cho các tàu hải cảnh, tàu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh mà đài RFA có được hôm 3/8 cho thấy 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc đang có mặt tại đây.

Trung Quốc mới đây cũng triển khai hai tàu chiến tới Đá Vành Khăn. Các hìn ảnh vệ tinh cho thấy tàu 054A và 056 đang có mặt tại vùng nước của Đá Vành Khăn hôm Chủ Nhật, ngày 2/8. Một số tàu chuyển chở tiếp liệu đến và đi khỏi Đá Vành Khăn cũng được nhìn thấy qua hình ảnh vệ tinh.

Đá Vành Khăn là đảo nhân tạo lớn nhất mà Trung Quốc cho xây lấp ở Biển Đông, mặc dù thực thể này theo luật quốc tế là thực thể nửa chìm nửa nổi. Trung Quốc đã tiến hành xây lấp và biến đá này thành một căn cứ quân sự với cảng lớn và đường băng cho máy bay.

Hoa Kỳ và các nước trong khu vực đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động đơn phương xây lấp các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2014 đến nay nhưng Bắc Kinh coi đây là các vùng thuộc chủ quyền của nước này.

Bắc Kinh đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra và đã bị Toà Trọng tài Quốc tế bác bỏ tính hợp lệ trong một phán quyết vào năm 2016.

Những nước khác cũng đòi chủ quyền tại khu vực này bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan.

Nguồn: RFA

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh