Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, May 17, 2024

Úc chi 300 triệu AUD ở Thái Bình Dương để đối phó với tiền của Bắc Kinh


Chính phủ Úc đã cam kết chi 300 triệu AUD (232 triệu USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Thái Bình Dương như một cách để chống lại hoạt động cho vay ‘đầy cạm bẫy’ của Bắc Kinh ở khu vực này.

Trong một bài viết của tờ The Sydney Morning Herald và The Age đã tiết lộ rằng hành động này là một phần trong các nỗ lực đẩy mạnh hoạt động của Úc ở khu vực Thái Bình Dương, bao gồm một loạt các khoản cho vay và tài trợ nhằm nâng cấp viễn thông, giao thông, các cơ sở y tế, và các dự án năng lượng.

Ông Zed Seselja, Bộ trưởng Liên bang về Phát triển Quốc tế và Thái Bình Dương, nói với tờ The Herald rằng Úc đang xem xét kỹ lưỡng một nguồn đầu tư đáng kể vào khu vực Thái Bình Dương.

“Úc đang đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao với các quốc đảo láng giềng tại Thái Bình Dương của chúng ta, sử dụng kết hợp nguồn vốn từ các khoản vay và tài trợ,” ông nói.

Nguồn vốn dự kiến sẽ đến từ Ban Cấp vốn Cơ sở hạ tầng Úc cho khu vực Thái Bình Dương (AIFFP). Được thành lập năm 2018, AIFFP có một đề nghị cung cấp khoản vay và viện trợ trị giá 2 tỷ AUD (1.55 tỷ USD) cho khu vực Thái Bình Dương.

Hiện tại, có 5 dự án lớn đã nhận được nguồn kinh phí, bao gồm cả dự án xây dựng một tuyến cáp dưới biển cho Palau, một hệ thống thủy điện ở Quần đảo Solomon, và một trang trại năng lượng mặt trời ở Papua New Guinea. Ngoài ra còn có các nghiên cứu sơ bộ về tuyến cáp viễn thông dưới biển cho Đông Timor và giảm nhẹ lũ lụt ở quốc đảo Fiji.

Việc khai triển một loạt dự án này xuất hiện vào thời điểm Úc đang tìm cách đưa ra giải pháp thay thế tiền của Bắc Kinh trong khu vực này thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Cộng và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), hai tổ chức cung cấp các khoản vay ‘đầy cạm bẫy’ để cấp tiền cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Theo nghiên cứu từ Viện Lowy, vào năm 2019, Trung Quốc là nhà tài trợ lớn thứ ba tại khu vực này. Một số chuyên gia thậm chí còn lo ngại hơn nữa khi ngân hàng AIIB do Bắc Kinh hậu thuẫn là nhà tài trợ số một.

Reuters đưa tin rằng AIIB đã chứng kiến ​​sự gia tăng các khoản cho vay tại khu vực Thái Bình Dương trong năm ngoái khi các nước trong khu vực này tìm cách thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế do đại dịch virus Trung Cộng toàn cầu gây ra.

“Trung Quốc rất sẵn lòng cho bất kỳ quốc đảo nào ở Thái Bình Dương vay tiền. So với việc Úc và New Zealand đã khuyến khích các quốc đảo này tìm kiếm sự giúp đỡ từ họ trước tiên, thì việc lấy được tiền từ Trung Quốc lại dễ dàng hơn rất nhiều,” ông Fletcher Melvin, Chủ tịch Phòng Thương mại Quần đảo Cook, nói với Reuters.

Lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình đã khởi động AIIB vào năm 2013 như một cách để đưa Bắc Kinh vào vị trí trung tâm của lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu. Ngân hàng này đã được quảng bá như một giải pháp thay thế cho Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, vốn có những cổ đông lớn nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tổng cộng 85 quốc gia thành viên đã mua cổ phần trong ngân hàng AIIB, ngân hàng chủ yếu được tài trợ bởi Trung Cộng.

Bà Anna Powles, giảng viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh tại Đại học Massey ở Wellington, New Zealand, nói với Reuters rằng các khoản vay từ AIIB có thể tạo ra những bẫy nợ cho các nước tham gia, rất giống BRI.

“Nếu AIIB trở thành nguồn cho vay chính ở Thái Bình Dương và sự phục hồi kinh tế của khu vực này phụ thuộc vào nguồn tiền vay từ Trung Quốc, thì chắc hẳn sẽ có lý do để vô cùng lo ngại rằng sự phụ thuộc về mặt kinh tế này có thể bị lợi dụng,” bà Powles nói.

Hiện tại, Bắc Kinh đã chấp thuận 9 quốc gia tại khu vực Thái Bình Dương tham gia BRI bao gồm Kiribati, Quần đảo Solomon, Quần đảo Cook, Fiji, Vanuatu, Tonga, Niue, Samoa, và Papua New Guinea.

Bắc Kinh đã tăng cường sử dụng chính sách ngoại giao bẫy nợ thông qua các khoản vay Vành đai và Con đường để giành lợi thế trên toàn cầu. Các khoản vay này thường được cộng gộp bởi lãi suất cao với thời gian trả nợ ngắn, buộc các quốc gia phải gánh các khoản vay không sao trả được, từ đó làm giàu cho chế độ ở Bắc Kinh. Khi các nước này không thể trả nợ, Bắc Kinh đòi hỏi họ nhượng bộ đáng kể, điều mà các chuyên gia và các nhà lãnh đạo đã nói là tạo nên rủi ro.

Chẳng hạn, Sri Lanka đã phải trao 70% quyền kiểm soát Cảng Hambantota chiến lược của nước này cho một công ty nhà nước Trung Cộng với hợp đồng thuê 99 năm sau khi họ không thể hoàn trả khoản vay của mình. Trong khi đó, Djibouti rốt cuộc đã phải bàn giao cảng chính của mình cho Trung Cộng kiểm soát, cùng với việc PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) thiết lập một căn cứ quân sự vĩnh viễn tại đó.

Đây là một mối lo ngại đối với Úc vì điều này có nghĩa là Trung Cộng có thể đặt một cơ sở quân sự ở khu vực láng giềng của chúng ta.

Nhà phân tích quốc phòng Tom Corben, thành viên thường trú của chương trình học bổng Vasey Fellow tại Diễn đàn Thái Bình Dương, đã lưu ý trên tờ The Diplomat rằng nếu các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ tạo ra sự hiện diện quân sự thường xuyên cho Trung Cộng ở Khu vực Các quốc đảo Thái Bình Dương (PIR), thì điều đó có thể mang lại cho Bắc Kinh khả năng đe dọa về mặt quân sự đối với các quốc đảo, bao gồm cả Úc, đồng thời cắt đứt các đường tiếp tế trọng yếu từ Hoa Kỳ và Nhật Bản.

“Về mặt lịch sử, khu vực này không phải là nguồn gốc hàng đầu của các mối đe dọa quân sự ‘truyền thống,’ nhưng Hoa Kỳ và Úc không còn có thể bỏ qua việc PIR là một trung tâm hoạt động an ninh của Trung Cộng,” ông Corben viết.

Thực vậy, một căn cứ ở Thái Bình Dương có thể tạo cho Trung Cộng một chỗ đứng vững chắc cho các hoạt động “nhằm ép buộc Úc” và vượt mặt Hoa Kỳ, ông Corben nói, vốn là hoàn cảnh sẽ cho thấy ​​một cuộc khủng hoảng an ninh khu vực.

Nguồn: Victoria Kelly-Clark. Hạo Văn@trithucVN biên dịch

Tags:

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh