Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Thursday, May 16, 2024

[TRỰC TIẾP] Cập nhật tình hình Nga-Ukraine


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trình bày từ Kyiv, Ukraine, sáng sớm ngày Chủ Nhật, hôm 20/03/2022. (Ảnh: Văn phòng Báo chí Tổng thống Ukraine/AP).–

Điện Kremlin: Ý tưởng trưng cầu dân ý của Tổng thống Zelensky sẽ hủy hoại các cuộc đàm phán hòa bình

Hôm thứ Ba (22/03), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ý tưởng đưa các điều khoản thỏa thuận hòa bình lên cho một cuộc trưng cầu dân ý của Tổng thống Zelensky sẽ chỉ phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra.


Serbia từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga

Một quan chức cao cấp của Serbia cho biết Belgrade sẽ không bao giờ áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc tham gia “sự cuồng loạn” chống lại Nga của phương Tây vì nước này đã xâm lược Ukraine.

Bộ trưởng Nội vụ Serbia Aleksandar Vulin cho biết hôm thứ Ba (22/03): “Serbia sẽ không bao giờ là một phần của sự cuồng loạn chống lại Nga trong đó tài sản của các công dân Nga và tài sản của Liên bang Nga bị đánh cắp, cũng như chúng tôi sẽ không cấm truyền thông Nga.”

Quốc gia Balkan này là một đồng minh trung thành của Nga, mặc dù họ đã lên án cuộc xâm lược Ukraine.

Serbia đang tìm kiếm tư cách thành viên của Liên minh Âu Châu, nhưng đây là quốc gia Âu Châu duy nhất từ ​​chối tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Điện Kremlin.


Điện Kremlin từ chối bình luận về bài báo của tờ báo khổ nhỏ đưa tin về thương vong của quân đội Nga ở Ukraine

Điện Kremlin đã từ chối bình luận về việc một tờ báo khổ nhỏ hàng đầu đưa tin về thương vong của quân đội Nga ở Ukraine.

Hôm thứ Hai (21/03), nhật báo Komsomolskaya Pravda đưa tin trích dẫn Bộ Quốc phòng Nga nói rằng có 9,861 binh sĩ đã thiệt mạng trong chiến dịch Ukraine và 16,153 người khác bị thương.

Sau đó, tờ báo này đã nhanh chóng gỡ bỏ bài báo khỏi trang web của mình, mô tả đây là sản phẩm của tin tặc.

Khi được hỏi về bài báo này trong cuộc gọi với các phóng viên hôm thứ Ba (22/03), phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã từ chối bình luận, chuyển câu hỏi về thương vong của quân đội cho Bộ Quốc phòng.

Hôm 02/03, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã có 498 binh sĩ đã thiệt mạng và chưa công bố bất kỳ con số thương vong nào kể từ đó.


Hà Lan phong tỏa các khoản tiền trị giá 440 triệu USD liên quan đến những người Nga là mục tiêu của các lệnh trừng phạt

Chính phủ Hà Lan đã phong tỏa các khoản tiền trị giá gần 440 triệu euro (440 triệu USD) liên quan đến những người Nga là mục tiêu của các lệnh trừng phạt sau khi Moscow tiến hành xâm lược Ukraine.

Bộ trưởng Tài chính Sigrid Kaag đã tiết lộ những số liệu mới nhất về các tài khoản bị phong tỏa trong một bức thư gửi tới Nghị viện hôm thứ Ba (22/03).

Bà cho biết các khoản tiền liên quan đến những người Nga nói trên trị giá hơn 242 triệu euro (267 triệu USD) đã bị phong tỏa tại các công ty ủy thác của Hà Lan và gần 145 triệu euro (160 triệu USD) trong các tài khoản ngân hàng.

Phần còn lại của những tài sản bị phong tỏa này được giữ tại các công ty đầu tư và các quỹ hưu trí.


Điện Kremlin bác bỏ cảnh báo của Tổng thống Biden rằng Nga có thể đang lên kế hoạch tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ cảnh báo của Tổng thống Joe Biden rằng Nga có thể đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ.

Hôm thứ Ba (22/03), khi được hỏi về bình luận của Tổng thống Biden, ông Peskov cho biết: “Liên bang Nga, không giống như nhiều nước phương Tây trong đó có Hoa Kỳ, không tham gia vào các vụ cướp ở cấp quốc gia.”

Cùng ngày, Tổng thống Biden nói trong một cuộc họp với các giám đốc điều hành doanh nghiệp rằng có “thông tin tình báo đang tiến triển” cho thấy một cuộc tấn công mạng có thể đang được lên kế hoạch. Ông kêu gọi các công ty tư nhân đầu tư vào bảo mật của riêng họ để chống lại các cuộc tấn công mạng.

Tổng thống Biden cho rằng một cuộc tấn công mạng có thể là sự đáp trả của Nga trước các lệnh trừng phạt kinh tế do Hoa Kỳ áp đặt.


Các đám cháy rừng gần nhà máy Chernobyl đã được dập tắt

Bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên của Ukraine cho biết các đám cháy rừng đã được dập tắt trong khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl do quân đội Nga kiểm soát.

Các đám cháy đã làm dấy lên lo ngại về khả năng phát tán phóng xạ từ nhà máy này, nơi một vụ nổ và hỏa hoạn hồi năm 1986 đã làm phát thải phóng xạ khắp các khu vực rộng lớn của Âu Châu.

Nhưng Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Ruslan Strelets cho biết hôm thứ Ba (22/03) rằng mức độ bức xạ trong khu vực này đang nằm trong giới hạn cho phép.

Trước đó, các quan chức Ukraine đã cáo buộc quân đội Nga cố tình phóng hỏa hoặc gây ra các đám cháy bằng những vụ pháo kích.


Tổng thống Zelensky kêu gọi Ý tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga và tịch thu các tài sản của ông Putin

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang thúc giục Ý tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga và thu giữ thêm các tài sản từ Tổng thống Vladimir Putin và các đồng minh của ông, như một phương thức gây áp lực buộc Moscow đàm phán để chấm dứt chiến tranh.

Hôm thứ Ba (22/03), Tổng thống Zelensky đã trình bày trước nghị viện Ý qua video từ Kyiv, như ông đã làm với các nghị viện ngoại quốc khác. Mặc một chiếc áo sơ mi có cổ và nói chuyện thông qua một phiên dịch viên người Ý, ông Zelensky nói với các nhà lập pháp Ý rằng ông vừa nói chuyện qua điện thoại với Giáo hoàng Francis và Giáo hoàng đã tán thành quyền tự vệ của Ukraine.


Tổng thống Biden: Ấn Độ ‘hơi lung lay’ về Nga trong vấn đề Ukraine

Tổng thống Joe Tổng thống Biden nói rằng chỉ có Ấn Độ trong nhóm các quốc gia thuộc Bộ Tứ “hơi lung lay” trong hành động chống lại Nga vì cuộc xâm lược Ukraine, khi Ấn Độ cố gắng cân bằng mối quan hệ với Nga và phương Tây.

Trong khi các quốc gia Bộ Tứ khác — Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Úc — đã trừng phạt các tổ chức hoặc cá nhân Nga, thì Ấn Độ vẫn chưa áp đặt lệnh trừng phạt hoặc lên án Nga, nhà cung cấp khí tài quân sự lớn nhất của họ.

“Để đối phó với cuộc xâm lược của ông ấy, chúng tôi đã thể hiện một mặt trận thống nhất trong toàn NATO và ở khu vực Thái Bình Dương,” Tổng thống Biden trình bày tại một diễn đàn kinh doanh hôm thứ Hai (21/03) khi đề cập đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Về mặt đối phó với sự gây hấn của ông Putin, Bộ Tứ — ngoại trừ Ấn Độ có thể hơi lung lay trong một số biện pháp này — nhưng Nhật Bản thì rất mạnh mẽ, Úc cũng vậy.”

Sau một cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến giữa Thủ tướng Úc Scott Morrison và người đồng cấp Ấn Độ, ông Narendra Modi, hôm thứ Hai (21/03), Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết Úc hiểu lập trường của Ấn Độ đối với Ukraine, vốn “phản ánh tình hình của tự thân chúng tôi, những cân nhắc riêng của chúng tôi”.

Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua thêm dầu từ Nga với giá chiết khấu, với việc gần đây hai công ty quốc doanh của Ấn Độ đã đặt hàng 5 triệu thùng.


Ukraine tuyên bố đã giành lại vùng ngoại ô quan trọng của Kyiv, cuộc chiến giành Mariupol đang diễn ra khốc liệt

Quân đội Ukraine tuyên bố họ đã giành lại được một vùng ngoại ô quan trọng về mặt chiến lược của Kyiv vào sáng sớm hôm thứ Ba (22/03), trong bối cảnh các lực lượng Nga siết chặt vòng vây ở các khu vực khác gần thủ đô và cuộc tấn công của họ vào thành phố cảng Mariupol ở phía nam đang diễn ra dữ dội không ngơi nghỉ.

Các vụ nổ và tiếng súng đã làm rung chuyển Kyiv, và khói đen bốc lên từ một điểm ở phía bắc. Có thể nghe thấy tiếng pháo cường độ cao từ phía tây bắc, nơi Nga đã tìm cách bao vây và đánh chiếm một số khu vực ngoại ô của thủ đô, một mục tiêu quan trọng.


Nhật Bản triệu tập đại sứ Nga sau khi đàm phán hiệp ước hòa bình bị đơn phương chấm dứt

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, thứ trưởng ngoại giao nước này đã triệu tập đại sứ Nga hôm thứ Ba (22/03), một ngày sau quyết định ngừng đàm phán hiệp ước hòa bình với Tokyo của Moscow, sau các lệnh trừng phạt mà Nhật Bản áp đặt đối với Nga vì xâm lược Ukraine.

Cùng ngày, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng cho biết chính phủ ông “phản đối mạnh mẽ” quyết định của Nga về việc chấm dứt đàm phán hiệp ước hòa bình vì phản ứng của Tokyo đối với cuộc xâm lược Ukraine của Moscow, gọi đó là “cực độ phi lý”.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Hai (21/03) rằng Moscow sẽ đình chỉ các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình với Nhật Bản do một loạt các biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với các nhà lãnh đạo và các tổ chức tài chính của Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Bộ này cho biết trong một tuyên bố rằng sẽ “không thể thảo luận văn kiện căn bản này về quan hệ song phương với một quốc gia có một quan điểm rõ ràng không thân thiện và tìm cách làm tổn hại các lợi ích” của Nga.

“Mọi trách nhiệm về việc làm tổn hại đến hợp tác song phương và lợi ích của bản thân Nhật Bản thuộc về Tokyo, chính phủ đã cố tình chọn con đường chống Nga thay vì phát triển quan hệ láng giềng và hợp tác đôi bên cùng có lợi.”


Lượng người tị nạn Ukraine vượt quá mốc 3.5 triệu người

Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 3.5 triệu người đã chạy khỏi Ukraine kể từ khi diễn ra cuộc xâm lược của Nga, vượt qua một mốc quan trọng khác, trong một cuộc di cư dẫn đến cuộc khủng hoảng tị nạn tồi tệ nhất ở Âu Châu kể từ Đệ nhị Thế chiến.

Hôm thứ Ba (22/03), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) báo cáo rằng 3.53 triệu người đã rời khỏi Ukraine, trong đó Ba Lan đã tiếp nhận phần lớn người tị nạn — hơn 2.1 triệu người — tiếp theo là Romania với hơn 540,000 người và Moldova với hơn 367,000 người.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ước tính rằng gần 6.5 triệu người đang di tản trong nội bộ Ukraine, điều này cho thấy rằng một số, nếu không muốn nói là hầu như tất cả những người này, có thể sẽ chạy ra ngoại quốc nếu chiến tranh tiếp tục.


Tổng thống Zelensky sẽ trình bày trước Nghị viện Nhật Bản

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ trình bày bài diễn văn của mình trước Nghị viện Nhật Bản vào thứ Tư (23/03) để kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc chiến chống lại sự xâm lược của Nga vào đất nước ông.

Không giống như trước kia, Nhật Bản đã có những hành động cứng rắn chống lại Nga, phù hợp với các quốc gia khác thuộc Nhóm Bảy (G7), mặc dù các bước đi của Tokyo đã kích hoạt sự trả đũa từ Moscow. Một thỏa hiệp có thể đặt ra một tiền lệ xấu ở Đông Á, nơi Trung Quốc đang ngày càng có những hành động quân sự quyết đoán.

Bài diễn văn của Tổng thống Zelensky, dự kiến ​​kéo dài khoảng 10 phút, sẽ được trình chiếu trong một phòng họp ở Hạ viện — cơ quan quyền lực hơn của Nghị viện gồm lưỡng viện của Nhật Bản mà Thủ tướng Fumio Kishida chủ trì. Ông Zelensky đã trình bày các bài diễn văn trước Quốc hội Hoa Kỳ, cũng như các nghị viện ở Âu Châu, Canada, và Israel.


CEO: Grammarly tiếp tục trả đủ lương, phúc lợi cho nhân viên Ukraine đã nhập ngũ

Hôm 21/03, giám đốc điều hành hãng Grammarly cho biết hãng đang tiếp tục trả đủ lương và phúc lợi cho các nhân viên của mình ở Ukraine, những người đã nhập ngũ trong bối cảnh Nga xâm lược.

“Nhóm làm việc trước hết tập trung vào sự an toàn của họ,” CEO Brad Hoover nói với Bloomberg.

Ông không nói rõ có bao nhiêu nhân viên của Grammarly đã nhập ngũ ở Ukraine, tuy nhiên, Bloomberg cho biết trước cuộc xâm lược do Moscow dẫn đầu, gần một nửa trong số hơn 600 nhân viên của Grammarly sống ở Ukraine.


Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine sẵn sàng thảo luận về thỏa hiệp

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết vào cuối ngày thứ Hai (21/03) rằng ông đã sẵn sàng thảo luận về một cam kết từ phía Ukraine về việc không tìm kiếm tư cách thành viên NATO để đổi lấy một lệnh ngừng bắn, rút ​​quân của Nga và bảo đảm an ninh cho Ukraine.

“Đó là một sự thỏa hiệp cho tất cả mọi người: đối với phương Tây, vốn không biết phải làm gì với chúng tôi trong vấn đề NATO, đối với Ukraine, quốc gia muốn bảo đảm an ninh và đối với Nga, quốc gia không muốn NATO mở rộng hơn nữa,” ông Zelensky nói vào cuối ngày thứ Hai trong một cuộc phỏng vấn với các kênh truyền hình Ukraine.

Ông cũng lặp lại lời kêu gọi hội đàm trực tiếp với Tổng thống Nga Putin. Tổng thống Zelensky nói, trừ khi ông gặp ông Putin, nếu không thì không thể biết được liệu Nga có muốn dừng cuộc chiến này hay không.

Ông Zelensky nói rằng Kyiv sẽ sẵn sàng thảo luận về tình trạng của Crimea và khu vực phía đông Donbas do phe ly khai được Nga hậu thuẫn nắm giữ sau khi có một lệnh ngừng bắn và các bước tiến tới việc cung cấp các bảo đảm an ninh.


Nga chấm dứt đàm phán hiệp ước hòa bình với Nhật Bản vì các lệnh trừng phạt

Nga đã rút khỏi các cuộc đàm phán về hiệp ước hòa bình với Nhật Bản và đóng băng các dự án kinh tế chung liên quan đến quần đảo Kuril đang tranh chấp do các lệnh trừng phạt mà Tokyo áp đặt vì vấn đề Ukraine, gây ra một phản ứng giận dữ từ Nhật Bản.

Nga và Nhật Bản vẫn chưa chính thức chấm dứt tình trạng thù địch trong Đệ nhị Thế chiến vì sự tranh chấp đối với các hòn đảo nằm ngay ngoài khơi đảo Hokkaido, ở cực bắc của Nhật Bản, mà Nga gọi là quần đảo Kuril và Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima. Tranh chấp giữa Nhật Bản và Nga về vấn đề chủ quyền quần đảo này được người Nhật gọi là Vấn đề Lãnh thổ Phương Bắc. Quần đảo này đã bị Liên Xô chiếm giữ vào cuối Đệ nhị Thế chiến.

“Trong những điều kiện hiện tại, Nga không có ý định tiếp tục đàm phán với Nhật Bản về một hiệp ước hòa bình,” Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố, với lý do “lập trường công khai không thân thiện và nỗ lực của Nhật Bản nhằm gây tổn hại đến lợi ích của đất nước chúng tôi.”

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông phản đối mạnh mẽ quyết định của Nga, coi đó là “không công bằng” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được.”

Tuần trước (14-20/03), Nhật Bản đã công bố kế hoạch thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga, mở rộng phạm vi phong tỏa tài sản đối với giới tinh hoa Nga và cấm nhập cảng một số sản phẩm từ nước này.


Tổng thống Zelensky: Nga nã pháo vào hành lang nhân đạo

Quân đội Nga đã nã pháo dọc theo hành lang nhân đạo hôm thứ Hai (21/03), khiến bốn trẻ em trong số dân thường được di tản bị thương, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài diễn văn qua video hàng đêm của mình trước toàn quốc. Ông cho biết cuộc pháo kích diễn ra ở vùng Zaporizhzhia, điểm đến ban đầu của những người lánh nạn khỏi Mariupol.

Chính phủ Ukraine cho biết, khoảng 3,000 người đã được di tản khỏi Mariupol hôm thứ Hai (21/03).

Tổng thống Zelensky cho biết ông đã nói chuyện với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để điều phối lập trường của họ trước khi các nhà lãnh đạo phương Tây gặp nhau vào thứ Năm tới (24/03).

“Lập trường của chúng tôi sẽ được thể hiện và sẽ được thể hiện một cách mạnh mẽ, hãy tin tôi,” ông Zelensky nói.


Hoa Kỳ cảnh báo về các cuộc tấn công mạng tiềm tàng từ Nga

Hôm thứ Hai (21/03), Hoa Kỳ cảnh báo rằng có “thông tin tình báo đang tiến triển” về việc chính phủ Nga đang xem xét các lựa chọn cho các cuộc tấn công mạng tiềm năng, theo một tuyên bố từ Tòa Bạch Ốc.

“Tôi kêu gọi các đối tác khu vực tư nhân của chúng ta lập tức tăng cường sức mạnh phòng thủ an ninh mạng của quý vị,” Tổng thống Joe Biden nói trong một tuyên bố và cho biết thêm rằng mọi người cần “làm phần việc của mình để ứng phó với một trong những mối đe dọa quan trọng của thời đại chúng ta.”


Tổng thống Zelensky cho biết bất kỳ thỏa hiệp nào với Nga sẽ cần trưng cầu dân ý

Hôm thứ Hai (21/03), Tổng thống (TT) Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết bất kỳ thỏa hiệp nào đạt được với Nga để chấm dứt chiến tranh sẽ cần được người dân Ukraine bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý.

“Người dân sẽ phải lên tiếng và phản ứng với các hình thức này khác của thỏa hiệp. Và các thỏa hiệp đó sẽ là gì là chủ đề của các cuộc đàm phán của chúng ta và sự thấu hiểu giữa Ukraine và Nga,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng bởi công ty phát thanh công cộng Ukraine Suspilne.

Ông nói, các vấn đề có thể được nêu ra trong bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào có thể liên quan đến các vùng lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng, bao gồm Crimea, hoặc các bảo đảm an ninh mà các nước cung cấp cho Ukraine thay cho tư cách thành viên NATO.


EU chia rẽ về các biện pháp trừng phạt dầu của Nga, suy tính các bước khác

Hôm thứ Hai (21/03), các ngoại trưởng của Liên minh Âu Châu đã bất đồng về việc liệu có thực thi không và thực thi như thế nào để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng lợi nhuận cao của Nga vì cuộc xâm lược Ukraine, trong đó Đức cho rằng khối này quá phụ thuộc vào dầu của Nga để quyết định một lệnh cấm vận.

EU và các đồng minh đã áp đặt các biện pháp mạnh mẽ chống lại Nga, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản của ngân hàng trung ương nước này.

Nhưng nhắm vào xuất cảng năng lượng của Nga, như Hoa Kỳ và Anh đã làm, là một lựa chọn gây chia rẽ cho 27 quốc gia EU, vốn phụ thuộc vào Nga để cung cấp 40% lượng khí đốt của mình.

Một nhà ngoại giao EU cho biết một số người hy vọng rằng vào tháng Sáu, EU sẽ tìm thấy đủ nguồn năng lượng thay thế để xem xét nghiêm túc một lệnh cấm vận dầu mỏ. Tuy nhiên, chưa có ngày cụ thể nào được thống nhất và các quốc gia EU khác nhau có thể có các mục tiêu khác nhau.

Đức và Hà Lan cho biết EU phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga và không thể tự cắt đứt ngay bây giờ.

“Câu hỏi về lệnh cấm vận dầu mỏ không phải là câu hỏi về việc chúng ta muốn hay không muốn, mà là câu hỏi về mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ,” Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với các phóng viên.

“Đức đang nhập cảng rất nhiều (dầu từ Nga), nhưng cũng có các quốc gia thành viên khác không thể ngừng nhập cảng dầu ngay được,” bà nói và cho biết thêm rằng khối này thay vào đó nên nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Moscow cho nhu cầu năng lượng của mình.


Bộ trưởng Quốc phòng sẽ tháp tùng Tổng thống Biden tới NATO, Ba Lan

Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Hai (21/03), Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sẽ tháp tùng Tổng thống Joe Biden ở Âu Châu trong tuần này để hội đàm tại trụ sở NATO ở Brussels và ở Ba Lan khi các đồng minh đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Ông Austin vừa trở về từ Âu Châu hôm thứ Bảy (19/03) sau một tuần hội kiến với các đồng minh NATO.


Nga phán quyết Meta ‘hoạt động cực đoan’ nhưng WhatsApp có thể ở lại

Hôm thứ Hai (21/03), một tòa án ở Moscow cho biết Meta đã phạm tội “hoạt động cực đoan”, nhưng phán quyết này sẽ không ảnh hưởng đến dịch vụ nhắn tin WhatsApp của họ, mà chỉ tập trung vào các mạng xã hội Facebook và Instagram của công ty Mỹ đã bị cấm này.

Meta đã không phúc đáp yêu cầu bình luận sau khi Tòa án Địa hạt Tverskoi của Moscow cho biết trong một thông cáo báo chí rằng họ đã đồng ý với phán quyết của tòa án cấp thấp hơn đối với đơn kiện của các công tố viên nhà nước về việc cấm các hoạt động của công ty này trên lãnh thổ Nga.

Luật sư Victoria Shakina của Meta trước đó đã nói với tòa án rằng công ty không thực hiện các hoạt động cực đoan và phản đối tâm lý bài Nga (Russophobia), hãng thông tấn Interfax đưa tin.

Không rõ liệu Meta có kháng cáo việc cấm hoạt động của Facebook và Instagram ở Nga “với lý do nhận thấy hoạt động cực đoan” hay không, một lệnh cấm mà TASS dẫn lời thẩm phán Olga Solopova cho biết sẽ có hiệu lực ngay lập tức.


EU thông qua kế hoạch an ninh và quốc phòng chung

Hôm thứ Hai (21/03), Liên minh Âu Châu đã thông qua một bản Định hướng Chiến lược (Strategic Compass) — một chiến lược phòng thủ chung của toàn khối “mang lại cho Liên minh Âu Châu một kế hoạch hành động đầy tham vọng để tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng của EU vào năm 2030.”


Cố vấn của Tổng thống Zelensky: Những lời kêu gọi bạo lực đối với công dân Nga làm tổn thương hình ảnh của Ukraine

Hôm thứ Hai (21/03), ông Alexey Arestovich, cố vấn cao cấp của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết trên Facebook rằng những lời kêu gọi bạo lực đối với công dân Nga và thiến tù nhân chiến tranh làm hỏng hình ảnh chung của Ukraine như một quốc gia Âu Châu văn minh và không thể chấp nhận được.


Quân đội Nga cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng hỏa tiễn siêu thanh để tấn công các mục tiêu ở Ukraine

Quân đội Nga cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các hỏa tiễn siêu thanh tối tân của mình để tấn công các mục tiêu đặc biệt quan trọng ở Ukraine.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Hai (21/03) rằng hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal “đã chứng minh được hiệu quả của mình trong việc tiêu diệt các cơ sở đặc biệt được xây dựng kiên cố.”

Ông nói rằng một hỏa tiễn Kinzhal đã được sử dụng hôm thứ Sáu (18/03) để tấn công một kho vũ khí thời Liên Xô chứa hỏa tiễn gần thị trấn phía tây Deliatyn trên dãy núi Karpat. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí mới này được sử dụng trong chiến đấu. Hỏa tiễn này cũng được sử dụng trong một cuộc tấn công vào kho nhiên liệu ở Kostiantynivka gần cảng Mykolaiv của Biển Đen vào cuối tuần qua. Ông Konashenkov lưu ý rằng Kinzhal được sử dụng cho các cuộc tấn công này do sở hữu động năng cao và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ.

Ông Konashenkov nói rằng hỏa tiễn Kinzhal đã được bắn ở khoảng cách hơn 1,000 km (hơn 620 dặm).

Kinzhal, một trong những loại vũ khí siêu thanh do Nga phát triển trong những năm gần đây, có tầm bắn 2,000 km (1,250 dặm) và bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Nó được vận chuyển bởi các chiến đấu cơ MiG-31 đã được thiết kế lại một cách đặc biệt.


Quân đội Nga cho biết đã tấn công trung tâm mua sắm

Quân đội Nga cho biết họ đã tấn công một trung tâm mua sắm ở ngoại ô thủ đô Kyiv của Ukraine vì nơi đó được sử dụng để chứa hỏa tiễn.

Hôm thứ Hai (21/03), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cáo buộc rằng quân đội Ukraine đang sử dụng trung tâm mua sắm này để nạp đạn cho nhiều bệ phóng hỏa tiễn và cất giữ các hỏa tiễn dùng để pháo kích vào quân đội Nga. Ông nói rằng một khẩu đội pháo gồm nhiều bệ phóng hỏa tiễn và đạn dược của họ đã bị phá hủy trong cuộc tấn công này.

The Epoch Times không thể xác minh một cách độc lập tuyên bố trên của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga.


Nga cảnh báo quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ đang trên bờ vực tan vỡ

Tổng thống Joe Biden (bên trái) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Villa La Grange ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 16/06/2021. (Ảnh: Getty Images)

Nga đã cảnh báo rằng quan hệ với Hoa Kỳ đang “trên bờ vực tan vỡ” và triệu tập đại sứ Hoa Kỳ để chính thức phản đối những lời chỉ trích của Tổng thống Joe Biden đối với Tổng thống Nga Putin.

Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Hai (21/03) đề cập đến “những tuyên bố không thể chấp nhận được gần đây” của Tổng thống Biden về Tổng thống Putin. Tuần trước (14-20/03), ông Biden đã gọi ông Putin là “tội phạm chiến tranh” khi nói về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga nói rằng cuộc gặp với Đại sứ Hoa Kỳ John Sullivan tại Moscow “đã nhấn mạnh rằng những nhận xét như vậy của Tổng thống Mỹ, vốn không xứng đáng với một nhân vật chính phủ có cấp bậc cao như vậy, đã đặt quan hệ Nga-Mỹ trên bờ vực tan vỡ.”

o Kishida cho biết ông phản đối mạnh mẽ quyết định của Nga, coi đó là “không công bằng” và “hoàn toàn không thể chấp nhận được.”

Tuần trước (14-20/03), Nhật Bản đã công bố kế hoạch thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc của Nga, mở rộng phạm vi phong tỏa tài sản đối với giới tinh hoa Nga và cấm nhập cảng một số sản phẩm từ nước này.


Tổng thống Zelensky: Nga nã pháo vào hành lang nhân đạo

Quân đội Nga đã nã pháo dọc theo hành lang nhân đạo hôm thứ Hai (21/03), khiến bốn trẻ em trong số dân thường được di tản bị thương, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong bài diễn văn qua video hàng đêm của mình trước toàn quốc. Ông cho biết cuộc pháo kích diễn ra ở vùng Zaporizhzhia, điểm đến ban đầu của những người lánh nạn khỏi Mariupol.

Chính phủ Ukraine cho biết, khoảng 3,000 người đã được di tản khỏi Mariupol hôm thứ Hai (21/03).

Tổng thống Zelensky cho biết ông đã nói chuyện với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để điều phối lập trường của họ trước khi các nhà lãnh đạo phương Tây gặp nhau vào thứ Năm tới (24/03).

“Lập trường của chúng tôi sẽ được thể hiện và sẽ được thể hiện một cách mạnh mẽ, hãy tin tôi,” ông Zelensky nói.


Hoa Kỳ cảnh báo về các cuộc tấn công mạng tiềm tàng từ Nga

Hôm thứ Hai (21/03), Hoa Kỳ cảnh báo rằng có “thông tin tình báo đang tiến triển” về việc chính phủ Nga đang xem xét các lựa chọn cho các cuộc tấn công mạng tiềm năng, theo một tuyên bố từ Tòa Bạch Ốc.

“Tôi kêu gọi các đối tác khu vực tư nhân của chúng ta lập tức tăng cường sức mạnh phòng thủ an ninh mạng của quý vị,” Tổng thống Joe Biden nói trong một tuyên bố và cho biết thêm rằng mọi người cần “làm phần việc của mình để ứng phó với một trong những mối đe dọa quan trọng của thời đại chúng ta.”


Tổng thống Zelensky cho biết bất kỳ thỏa hiệp nào với Nga sẽ cần trưng cầu dân ý

Hôm thứ Hai (21/03), Tổng thống (TT) Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết bất kỳ thỏa hiệp nào đạt được với Nga để chấm dứt chiến tranh sẽ cần được người dân Ukraine bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý.

“Người dân sẽ phải lên tiếng và phản ứng với các hình thức này khác của thỏa hiệp. Và các thỏa hiệp đó sẽ là gì là chủ đề của các cuộc đàm phán của chúng ta và sự thấu hiểu giữa Ukraine và Nga,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng bởi công ty phát thanh công cộng Ukraine Suspilne.

Ông nói, các vấn đề có thể được nêu ra trong bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào có thể liên quan đến các vùng lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng, bao gồm Crimea, hoặc các bảo đảm an ninh mà các nước cung cấp cho Ukraine thay cho tư cách thành viên NATO.


EU chia rẽ về các biện pháp trừng phạt dầu của Nga, suy tính các bước khác

Hôm thứ Hai (21/03), các ngoại trưởng của Liên minh Âu Châu đã bất đồng về việc liệu có thực thi không và thực thi như thế nào để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng lợi nhuận cao của Nga vì cuộc xâm lược Ukraine, trong đó Đức cho rằng khối này quá phụ thuộc vào dầu của Nga để quyết định một lệnh cấm vận.

EU và các đồng minh đã áp đặt các biện pháp mạnh mẽ chống lại Nga, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản của ngân hàng trung ương nước này.

Nhưng nhắm vào xuất cảng năng lượng của Nga, như Hoa Kỳ và Anh đã làm, là một lựa chọn gây chia rẽ cho 27 quốc gia EU, vốn phụ thuộc vào Nga để cung cấp 40% lượng khí đốt của mình.

Một nhà ngoại giao EU cho biết một số người hy vọng rằng vào tháng Sáu, EU sẽ tìm thấy đủ nguồn năng lượng thay thế để xem xét nghiêm túc một lệnh cấm vận dầu mỏ. Tuy nhiên, chưa có ngày cụ thể nào được thống nhất và các quốc gia EU khác nhau có thể có các mục tiêu khác nhau.

Đức và Hà Lan cho biết EU phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga và không thể tự cắt đứt ngay bây giờ.

“Câu hỏi về lệnh cấm vận dầu mỏ không phải là câu hỏi về việc chúng ta muốn hay không muốn, mà là câu hỏi về mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ,” Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với các phóng viên.

“Đức đang nhập cảng rất nhiều (dầu từ Nga), nhưng cũng có các quốc gia thành viên khác không thể ngừng nhập cảng dầu ngay được,” bà nói và cho biết thêm rằng khối này thay vào đó nên nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Moscow cho nhu cầu năng lượng của mình.


Bộ trưởng Quốc phòng sẽ tháp tùng Tổng thống Biden tới NATO, Ba Lan

Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Hai (21/03), Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sẽ tháp tùng Tổng thống Joe Biden ở Âu Châu trong tuần này để hội đàm tại trụ sở NATO ở Brussels và ở Ba Lan khi các đồng minh đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Ông Austin vừa trở về từ Âu Châu hôm thứ Bảy (19/03) sau một tuần hội kiến với các đồng minh NATO.


Nga phán quyết Meta ‘hoạt động cực đoan’ nhưng WhatsApp có thể ở lại

Hôm thứ Hai (21/03), một tòa án ở Moscow cho biết Meta đã phạm tội “hoạt động cực đoan”, nhưng phán quyết này sẽ không ảnh hưởng đến dịch vụ nhắn tin WhatsApp của họ, mà chỉ tập trung vào các mạng xã hội Facebook và Instagram của công ty Mỹ đã bị cấm này.

Meta đã không phúc đáp yêu cầu bình luận sau khi Tòa án Địa hạt Tverskoi của Moscow cho biết trong một thông cáo báo chí rằng họ đã đồng ý với phán quyết của tòa án cấp thấp hơn đối với đơn kiện của các công tố viên nhà nước về việc cấm các hoạt động của công ty này trên lãnh thổ Nga.

Luật sư Victoria Shakina của Meta trước đó đã nói với tòa án rằng công ty không thực hiện các hoạt động cực đoan và phản đối tâm lý bài Nga (Russophobia), hãng thông tấn Interfax đưa tin.

Không rõ liệu Meta có kháng cáo việc cấm hoạt động của Facebook và Instagram ở Nga “với lý do nhận thấy hoạt động cực đoan” hay không, một lệnh cấm mà TASS dẫn lời thẩm phán Olga Solopova cho biết sẽ có hiệu lực ngay lập tức.


EU thông qua kế hoạch an ninh và quốc phòng chung

Hôm thứ Hai (21/03), Liên minh Âu Châu đã thông qua một bản Định hướng Chiến lược (Strategic Compass) — một chiến lược phòng thủ chung của toàn khối “mang lại cho Liên minh Âu Châu một kế hoạch hành động đầy tham vọng để tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng của EU vào năm 2030.”


Cố vấn của Tổng thống Zelensky: Những lời kêu gọi bạo lực đối với công dân Nga làm tổn thương hình ảnh của Ukraine

Hôm thứ Hai (21/03), ông Alexey Arestovich, cố vấn cao cấp của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết trên Facebook rằng những lời kêu gọi bạo lực đối với công dân Nga và thiến tù nhân chiến tranh làm hỏng hình ảnh chung của Ukraine như một quốc gia Âu Châu văn minh và không thể chấp nhận được.


Quân đội Nga cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng hỏa tiễn siêu thanh để tấn công các mục tiêu ở Ukraine

Quân đội Nga cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các hỏa tiễn siêu thanh tối tân của mình để tấn công các mục tiêu đặc biệt quan trọng ở Ukraine.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết hôm thứ Hai (21/03) rằng hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal “đã chứng minh được hiệu quả của mình trong việc tiêu diệt các cơ sở đặc biệt được xây dựng kiên cố.”

Ông nói rằng một hỏa tiễn Kinzhal đã được sử dụng hôm thứ Sáu (18/03) để tấn công một kho vũ khí thời Liên Xô chứa hỏa tiễn gần thị trấn phía tây Deliatyn trên dãy núi Karpat. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí mới này được sử dụng trong chiến đấu. Hỏa tiễn này cũng được sử dụng trong một cuộc tấn công vào kho nhiên liệu ở Kostiantynivka gần cảng Mykolaiv của Biển Đen vào cuối tuần qua. Ông Konashenkov lưu ý rằng Kinzhal được sử dụng cho các cuộc tấn công này do sở hữu động năng cao và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ.

Ông Konashenkov nói rằng hỏa tiễn Kinzhal đã được bắn ở khoảng cách hơn 1,000 km (hơn 620 dặm).

Kinzhal, một trong những loại vũ khí siêu thanh do Nga phát triển trong những năm gần đây, có tầm bắn 2,000 km (1,250 dặm) và bay với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Nó được vận chuyển bởi các chiến đấu cơ MiG-31 đã được thiết kế lại một cách đặc biệt.


Quân đội Nga cho biết đã tấn công trung tâm mua sắm

Quân đội Nga cho biết họ đã tấn công một trung tâm mua sắm ở ngoại ô thủ đô Kyiv của Ukraine vì nơi đó được sử dụng để chứa hỏa tiễn.

Hôm thứ Hai (21/03), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cáo buộc rằng quân đội Ukraine đang sử dụng trung tâm mua sắm này để nạp đạn cho nhiều bệ phóng hỏa tiễn và cất giữ các hỏa tiễn dùng để pháo kích vào quân đội Nga. Ông nói rằng một khẩu đội pháo gồm nhiều bệ phóng hỏa tiễn và đạn dược của họ đã bị phá hủy trong cuộc tấn công này.

The Epoch Times không thể xác minh một cách độc lập tuyên bố trên của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga.


Nga cảnh báo quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ đang trên bờ vực tan vỡ

Tổng thống Joe Biden (bên trái) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Villa La Grange ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 16/06/2021. (Ảnh: Getty Images)

Nga đã cảnh báo rằng quan hệ với Hoa Kỳ đang “trên bờ vực tan vỡ” và triệu tập đại sứ Hoa Kỳ để chính thức phản đối những lời chỉ trích của Tổng thống Joe Biden đối với Tổng thống Nga Putin.

Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Hai (21/03) đề cập đến “những tuyên bố không thể chấp nhận được gần đây” của Tổng thống Biden về Tổng thống Putin. Tuần trước (14-20/03), ông Biden đã gọi ông Putin là “tội phạm chiến tranh” khi nói về cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga nói rằng cuộc gặp với Đại sứ Hoa Kỳ John Sullivan tại Moscow “đã nhấn mạnh rằng những nhận xét như vậy của Tổng thống Mỹ, vốn không xứng đáng với một nhân vật chính phủ có cấp bậc cao như vậy, đã đặt quan hệ Nga-Mỹ trên bờ vực tan vỡ.”

Nguồn: ePochTimes/Tây Dương

Tags: , ,

More Stories From Thế Giới

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh