Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Thursday, April 25, 2024

Kỷ niệm ngày giỗ nhà cách mạng Nhượng Tống (8-11-1949)


Nhượng Tống (1897 – 1949)

Sáng lập viên Nam Đồng Thư Xã.
Sáng lập viên, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng.

nhuongtong-200

Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đỗ Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tự học Quốc văn và Pháp văn. Học lực rất uyên bác dù không có văn bằng nào cả.

Thân sinh của ông là cụ Hoàng Hồ, gia cảnh rất thanh bạch. Thân phụ là một danh sĩ đời nhà Nguyễn, tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã đỗ tú tài và thường đi tuyên truyền, kêu gọi trường kỳ chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của Nhượng Tống sau này. Ông được thụ giáo Hán học đến năm 16 tuổi, và làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

sach-cua-nhuongtongNăm 1924, làm trợ bút cho tờ “Thực Nghiệp Dân Báo” ở Hà Nội, lấy bút hiệu Nhượng Tống.

Năm 1929, bị bắt và kết án 10 năm cấm cố, đày ra côn đảo.

Cuối năm 1936, về nguyên quán tiếp tục thụ án.

Trong thời gian này ông viết văn, dịch sách, và làm thầy lang, bán thuốc bắc tại chợ Thành Cách, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Sau khi mãn hạn 5 năm biệt xứ, Nhượng Tống rời chợ Thành Cách về Hà Nội, sinh sống với nghề viết văn và tiếp tục họat động công tác Đảng. Ông là người đầu tiên dịch “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” ra quốc ngữ.

Năm 1948, làm cố vấn chính trị cho Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện. Tiếp tục hành nghề thầy thuốc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.
Sáng ngày 20 tháng 8 năm 1949 nhằm ngày 26 tháng 7 năm Kỷ Sửu, ông bị ám sát, bắn xuyên qua gáy. Kẻ bắn ông tên là Nguyễn Văn Kịch, người làng Mai Động, Quỳnh Lôi, ngoại thành Hà Nội, là biệt động nội thành của CS.

Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập ra Nam Đồng Thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), chuyên trứ tác, dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc, như: Cách mạng Trung Hoa, Lịch sử Tôn Dật Tiên, Cách Mạng Thế giới, Chủ nghĩa Tam Dân, v.v.

Riêng Nhượng Tống cũng có nhiều bản dịch xuất sắc, ghi tên ông vào danh sách những người đóng góp rất lớn cho sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực văn học cổ đại Trung Quốc, với những tác phẩm như Nam Hoa kinh, Ly tao, Thơ Đỗ Phủ, Sử ký Tư Mã Thiên, Mái Tây (tức Tây sương ký), Hồng lâu mộng… Một số dịch phẩm của ông hiện nay đã được tái bản ở Việt Nam và rất được đón nhận.
Do chủ trương xuất bản sách phổ thông, bình dân, nên Nam Đồng Thư xã đã gây được tiếng vang và lôi cuốn được một số thanh niên trí thức sinh viên thường lui tới, thường xuyên thảo luận về vấn đề chính trị trong và ngoài nước, hình thành hạt nhân chính trị cho tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng sau này.

Các hoạt động chính trị của Nam Đồng Thư xã bao gồm:

* Về xã hội: tổ chức lớp học miễn phí buổi tối để dạy quốc ngữ cho người lao động, gây quĩ tiết kiệm “Đồng xu” cho giới thợ thuyền…
* Về chính trị: hô hào đồng bào tham dự vào cuộc biểu tình đòi ân xá cho Phan Bội Châu, tham dự lễ truy điệu hai nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, Lương Văn Can; vận động thức tỉnh quần chúng Hải Phòng không mắc mưu của thực dân về vụ “Xung đột, Tẩy chay” với Hoa kiều.

Tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học tham gia Nam Đồng Thư xã và thành lập chi bộ để tiến tới thành một đảng cách mạng. Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội.

Năm 1930, Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhượng Tống may mắn thoát khỏi sự lùng bắt của mật thám Pháp và đào thoát sang Trung Quốc, giữ gìn cơ sở.

Nhượng Tống là một dịch giả tài hoa, đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm cổ văn Trung Quốc. 6 tác phẩm lớn (Lục tài tử) theo bình chọn của Kim Thánh Thán, ông đã dịch đến 5 (trừ Thuỷ hử). Các tác phẩm này có bút pháp rất khác nhau, chứng tỏ bản lĩnh và tài năng dịch thuật của ông.

Ngoài ra ông còn là dịch-giả sách “Đại-Việt Sử-ký Toàn-thư Ngoại-kỷ” của Ngô-Sĩ-Liên và các Sử-thần đời Lê.
Nhượng Tống đặc biệt yêu quý Đỗ Phủ, như ông tự nhận:

“Tôi biết đọc thơ từ thuở nhỏ,
Trong thơ riêng thích thơ Đỗ Phủ.”

Lại do ưu tư vì vận nước và hoạt động cách mạng gian truân, mang mối đồng cảm với Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, nên ông dịch Ly tao, những vần thơ hiện thực của Đỗ Phủ hết sức thành công, tái tạo được hồn thơ của nguyên tác.

Một số kiệt tác cổ văn Trung Quốc ông đã dịch:

Trang tử, Nam Hoa kinh (1944; tái bản, 1962 (Sài Gòn), 2001).
“Ly tao”, in lại trong: Khuất Nguyên, Sở từ, Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm dịch, Hà Nội: Nxb Văn học, 1974.
Thơ Đỗ Phủ (1944; tái bản, 1996).
Tư Mã Thiên, Sử ký.
Vương Thực Phủ, Mái Tây (Tây sương ký, 1942; tái bản, 1992, 1999)
Tào Tuyết Cần, Hồng lâu mộng .

(c) Tài liệu của Nguyễn Thái Học Foundation.

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh