Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, March 18, 2024

Hà Nội và Bắc Kinh đồng ý tránh xung đột ở Biển Đông?


Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ hai 13/11 nhất trí tránh những xung đột xung quanh tranh chấp về chủ quyền ở khu vực Biển Đông.

Hình trên: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) nói chuyện với Chủ tịch Trần Đại Quang (không có trong hình) tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội hôm 13/11/2017

Tuyên bố chung giữa hai nước nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam nêu rõ hai bên sẽ kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Tuyên bố chung giữa hai nước cũng cho biết hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm đạt được Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).

Việt Nam và Trung Quốc hiện đang có các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quan hệ hai nước đã trở nên căng thẳng vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Hôm Chủ nhật, ngày 12/11, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ông sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải trong tranh chấp giữa các nước.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 13/11 đã lên tiếng phản bác lời đề nghị này. Ông nói Trung Quốc hy vọng các quốc gia ngoài khu vực nên tôn trọng các nỗ lực của các nước trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, và đóng vai trò xây dựng trong vấn đề này.

Trong khi đó, tại Manila, Philippines, lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc hôm thứ hai 13/11 dự kiến sẽ tuyên bố bắt đầu đàm phán COC với Trung Quốc.

ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC vào năm 2002 với hy vọng sớm đạt được COC có tính ràng buộc hơn về mặt pháp lý. Tuy nhiên mãi đến tháng 8 năm nay, một bộ khung bản thảo COC mới được Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN thông qua.

Trung Quốc một mực đòi COC không nên ràng buộc về mặt pháp lý. Trong khi đó, Việt Nam, nước thành viên ASEAN muốn COC phải có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Cuối cùng ASEAN đã phải nhượng bộ Trung Quốc khi thông qua bộ khung bản thảo theo ý của  Trung Quốc.

Nguồn: RFA

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh