Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, April 26, 2024

Người Việt có còn mong Tết?


Hình: Một người bán hàng rong ở Hà Nội những ngày giáp Tết. @ AFP.

Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 sắp về. Thông thường không khí trước dịp Tết đến thật nhộn nhịp. Tuy nhiên đối với nhiều người hiện nay, nhất là dân thành phố, Tết không còn là dịp mà họ háo hức đón chờ. Điều này được ghi nhận trong phóng sự mà chúng tôi thực hiện tại Sài Gòn vào thời điểm đầu tháng 12 Âm lịch năm Đinh Dậu 2017.

Một số người mà chúng tôi tiếp xúc cho rằng tuổi đã lớn không còn mong Tết như xưa nữa.

Bà Mai Thị Tuyết Nga, một người nội trợ cho chúng tôi biết, có Tết hay không Tết không phải là chuyện quá quan trọng khiến bà háo hức nữa.

Già rồi háo hức gì con. Hưởng 66 năm rồi.

Cô cũng không chuẩn bị gì hết á. Nói ra nhà cô nghèo nên cũng không chuẩn bị gì hết. Thí dụ có gì thì ăn cái đó thôi chứ không chuẩn bị gì hết. Cũng đi chợ bình thường vậy thôi.

Chú Nguyễn Văn Huệ, một người bán nước dạo cũng cùng tâm trạng.

Không, chú lớn rồi đâu mong tết. Tết đủ thứ tiền hết á con. Kinh tế khó khăn đủ thứ tiền hết.

Năm nay chú thấy nó không có được xôn xao như mọi năm. Không biết khúc cuối cuối còn 20 mấy ngày, 10 mấy ngày nữa sao.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong năm nhuận Đinh Dậu 2017, việc kinh doanh của một số người buôn bán nhỏ lẻ không được thuận lợi cho lắm. Nguyên nhân theo họ là mọi người có xu hướng mua đồ trong siêu thị nhiều hơn, việc bán buôn bị ảnh hưởng do chiến dịch làm sạch vỉa hè. Ngoài ra, yếu tố khách quan năm nhuận khiến tiêu thụ hàng chậm cũng được nhắc tới.

Chú Huệ chia sẻ về tình hình buôn bán của gia đình từ tết năm ngoái cho đến năm nay.

Trước chú bán tới 11, 12 giờ đêm. Giờ con biết không, khoảng 7 giơ tối là đóng cửa rồi đó. Kỳ cục vậy không biết nữa. Mấy năm trước bán được lắm á. Năm nhuần đa số là vậy á. Nguyên một năm là vắng vẻ. Ai cũng than trời than đất chứ không phải mình chú đâu.

Riêng với quán tạp hóa nhỏ của cô Dung trong hẻm, cô cho biết, năm nay có phần buôn bán khó khăn hơn do chiến dịch “làm sạch vỉa hè”, cũng như sự phát triển của các siêu thị.

Dọn lòng lề đường thì mình cũng chấp hành dẹp vô, có điều nhiều khi ngõ hẻm khuất quá mình đưa ra tí xíu. Khách vãng lai đi ngang qua nhiều khi người ta đi ngang qua biết mình nhưng không thấy. Nên ló ra chút xíu cho buôn bán thuận lợi tí. Có điều mình không xâm chiếm vỉa hè thôi.

Mấy năm sau thì 30 Tết bán chậm lại, tại người ta đi siêu thị này kia người ta mua rồi. Ba cái mì gói rồi này kia đôi khi người ta làm biếng ra, người ta ra mua vậy. Mấy năm nay thì bán chậm, không có bán được như mọi lần. Mặt hàng giờ cũng nhiều lắm, phong phú, rồi siêu thị cũng bán nhiều. Sẵn gia đình người ta đi siêu thị rồi cũng mua sắm này kia.

Với thu nhập vừa đủ chi tiêu, những người buôn bán nhỏ lẻ có cách đón Tết đơn giản, không quá cầu kỳ. Những món chuẩn bị cho ngày Tết cũng chỉ là vài ba ký thịt, củ kiệu. Ăn uống không khác ngày thường là bao.

Đơn giản như gia đình chú Huệ, món ăn ngày Tết cũng chỉ dân dã với thịt, củ kiệu để tranh thủ về quê nhanh khói cho ba mẹ, sau đó lại trở lại với cuộc sống buôn bán từ ngay mùng 3 Tết.

Thì chú ăn cũng bình thường à. Năm nào cũng ký, 2 ký thịt vậy thôi. Không làm khách khứa đâu nhiều con. Chừng ký, 2 ký thịt, củ kiệu này kia xong. Năm nào chú cũng vậy à, cũng mua ít thịt mua củ kiệu này kia. Mùng 1 về quê rồi, mùng 2 ở nhà chơi mùng 3 khách lên rồi xong. Mùng 3 làm việc bình thường. Năm nào chú cũng vậy con ơi. Không có xôn xao như người ta. Giàu nghèo gì cũng vậy.

Còn cô Dung, Tết cũng chẳng mấy cầu kỳ. Với cô, Tết có nhiêu xài nhiêu, chủ yếu đừng để dư thừa. Người nhà thì thay phiên nhau đảm đương những công chuyện ngày tết để phù hợp với việc bán buôn.

Tết có ít thì mình xài ít còn nhiều mình xài nhiều vậy thôi.  Năm nào cũng vậy, đều đều, ăn uống hạn chế, không dư thừa như mọi năm. Cái gì cũng vậy, ít ít thôi. Rồi giờ nhiều khi mắc bận thì người ta chuẩn bị mứt, củ kiệu này kia người nhà chuẩn bị. Thiếu gì thì mua thêm vô.

Tết với mỗi người có một giá trị tinh thần riêng. Với nhiều người thì đây là dịp để gia đình sum họp, vui vầy bên nhau và mang ý nghĩa rất lớn. Nhưng với một số người thì Tết nay không còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khiến người ta háo hức, chộn rộn khi nghĩ về những ngày đầu năm được cho là ‘thiêng liêng’ nữa.

Nguồn: RFA

Tags:

More Stories From Xã Hội

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh