Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, May 10, 2024

Ryukyu: Lịch sử, chính trị


Trong chiến tranh thế giới thứ 2, chuỗi đảo Ryukyu đã từng là một vật cản rất hiểm trở đối với nỗ lực tiến vào Nhật Bản của quân đội đồng minh. Sau chiến dịch Okinawa, tháng 6/1945 Hội đồng tham mưu liên quân Hoa Kỳ đã quyết định chuyển giao quyền quản lý chuỗi đảo này từ chính quyền hậu chiến lâm thời của tướng Douglas MacArthur về chính quyền Nhật Bản đồng thời đặt toàn bộ chuỗi đảo dưới quyền kiểm soát của quân đội Mỹ. (Hình trên: chuỗi đảo Ryukyu)

Năm 1951, trong Hiệp ước Hòa bình San Francisco do Nhật Bản ký kết với 48 nước đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, các hòn đảo của Nhật Bản trong khu vực chuỗi đảo Ryukyu ở phía nam vĩ tuyến 29 sẽ được đặt dưới quyền quản lý của Liên Hợp Quốc. Hiệp ước này cũng chỉ định Hoa Kỳ là “đơn vị quản lý và kiểm soát duy nhất” có quyền “thực thi tất cả hay bất kỳ quyền quản lý, pháp lý, tài phán nào đối với khu vực lãnh thổ và cư dân của những hòn đảo này, bao gồm cả diện tích mặt nước của chúng”.

Tháng 4/1952, khi Hiệp ước này chính thức có hiệu lực, nó công nhận Nhật Bản có “tuyên bố chủ quyền tiềm năng” nhưng không có quyền quản lý và kiểm soát đối với những hòn đảo này. Nhưng kể từ năm 1952, chính phủ Nhật liên tục gây sức ép đối với Washington để Mỹ từ bỏ quyền quản lý đối với chuỗi đảo Ryukyu để chuyển giao cho Nhật Bản. Đến đầu năm 1960, Nhà Trắng đã thành lập một lực lượng chuyên trách để “điều tra hiện trạng chuỗi đảo Ryukyu và các chính sách, chương trình mà Mỹ áp dụng đối với khu vực này”.

Tháng 3/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã ban hành một mệnh lệnh và tuyên bố: “Tôi công nhận chuỗi đảo Ryukyus là một phần của lãnh thổ quốc gia Nhật Bản và trông đợi đến ngày khi mà những điều kiện an ninh của thế giới cho phép Nhật Bản khôi phục hoàn toàn chủ quyền đối với chúng”. Đúng 7 năm sau đó, cựu Thủ tướng Nhật Bản Eisaku Sato và cựu Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon đã ra bản công bố chung tại Washington để bắt đầu quá trình trao trả hoàn toàn Okinawa về Nhật Bản vào năm 1972.

Ngày 8/5, tờ Nhân dân nhật báo – cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Quốc đã cho đăng tải bài viết với tiêu đề rất dài: “Chúng ta không chỉ muốn đòi lại Điếu Ngư mà còn đang đưa vấn đề chuỗi đảo Ryukyus ra thảo luận công khai”. Trong bài báo, Nhân dân nhật báo cho rằng chủ quyền của chuỗi đảo Ryukyus chưa bao giờ được xác định một cách rõ ràng bởi vì đó là lãnh thổ của một quốc gia độc lập trong quá khứ đã từng nhiều lần cống nạp lễ phẩm cho các triều đình Trung Hoa. Tờ báo này khẳng định: “Nhật Bản không có quyền hợp pháp đối với chuỗi đảo Ryukyus bao gồm cả hòn đảo Okinawa.”

Dường như Bắc Kinh nghĩ rằng bài báo này còn chưa đủ tiếng vang nên hôm 15/5 vừa qua đã cho viên tướng La Viện (Luo Yuan) – một viên tướng thường xuyên có những tư tưởng và phát ngôn rất ‘diều hâu’ phát biểu trên các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước, khẳng định rằng: “Trung Quốc sở hữu Ryukyus

Như vậy, có thể nói, Trung Quốc đã tự “lòi cái đuôi” tham lam của mình trong những kế hoạch đối với Okinawa nói riêng và Ryukyus nói chung”, một quan chức ngoại giao Mỹ yêu cầu không nêu tên, bình luận.

Đáp trả luận điệu mà Trung Quốc đưa ra trong các bài báo trên Nhân dân nhật báo và Thời báo hoàn cầu, Thống đốc Okinawa, ông Kirokazu Nakaima đã gọi tuyên bố “Okinawa là của Trung Quốc” mà Bắc Kinh đưa ra là “những lời vô cùng kỳ quặc”.

Chính phủ Nhật Bản đã phát đi “lời phản đối nghiêm khắc” đối với Bắc Kinh và yêu cầu Bắc Kinh phải lên tiếng đối với những bài báo này. “Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi cũng không thể chấp nhận bài báo của Nhân dân nhật báo nếu nó phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc”, Chủ tịch nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố.

Người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc Hua Chunying đã ‘phản pháo’ bằng một tuyên bố ngắn gọn: “Trung Quốc không chấp nhận mọi sự trình bày hay phản đối của Nhật Bản”.

Phỏng dịch theo Washington Times

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh