Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, May 10, 2024

Trung Quốc muốn Okinawa, nơi đặt căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản


Một ngày sau Giáng sinh, ba tàu Trung Quốc, một chiếc cải tiến có trang bị bốn khẩu pháo, đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku của Nhật Bản gần phía nam của Biển Đông Trung Quốc. Chuyến hải hành này là một sự leo thang nguy hiểm. Lần đầu tiên Trung Quốc đã đưa một tàu vũ trang vào một khu vực mà Tokyo tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh đang tiến ra biển bằng mọi hướng, từ biển Đông bắt đầu từ một số hòn đảo của Nhật, tới phía đông biển Thái Bình Dương và cho đến bờ biển nước Mỹ.

Việc đưa ba tàu này vào ngày 26/12 vừa qua là báo hiệu một giai đoạn mới của cuộc xâm lăng để lấy không chỉ quần đảo Senkaku mà còn cả quần đảo Ryukyu xa hơn phía nam nhưng quan trọng hơn. Quần đảo này bao gồm Okinawa, nơi đóng quân hơn một nửa trong tổng số 54.000 nhân viên, binh sĩ Mỹ tại Nhật Bản, nó bao gồm căn cứ không quân Kadena, các căn cứ lục quân Fort Buckner, Torii Station, tám trại TQLC, phi trường Futenma và Yontan, và Hải đội Okinawa.

okinawa-4

Về mặt địa lý, Okinawa là chìa khóa của liên minh Mỹ-Nhật và là cái nôi của quân đội của Mỹ ở Nhật Bản. Nhưng nếu Bắc Kinh tiến hành cách của họ, căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa sẽ sớm đóng cửa và Nhật Bản cũng sẽ mất Okinawa.

Mùa xuân 2013 chính quyền Trung Quốc đã trơ trẽn thách thức chủ quyền trên các đảo với Nhật, họ mở một chiến dịch tuyên truyền bằng cách phối hợp các bài viết trên báo của Bộ Ngoại giao; một bài bình luận công khai phổ biến rộng rãi trên tờ Nhân dân nhật báo, tờ báo của Đảng Cộng sản có thẩm quyền nhất của Trung Quốc; hai bài trên tờ Hoàn Cầu thời báo, một loại nhật báo thông dụng khác; một cuộc phỏng vấn của Thiếu tướng Luo Yuan của hãng thông tấn của nhà nước TQ và đồng thời tổ chức một cuộc hội thảo tại trường Đại học uy tín Renmin ở Bắc Kinh.

Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao TQ từ chối công nhận Okinawa và Ryukyu thuộc về Nhật Bản.

Thời điểm của các sự kiện trên cho thấy những nỗ lực đã được sự chỉ đạo từ thượng tầng của hệ thống chính trị Trung Quốc.

Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã từng bước tiến dần tới Okinawa, gần như từng hải đảo một. Họ đã thường xuyên đưa tàu và máy bay đến quần đảo Senkaku, thường vào vùng biển, vùng trời có chủ quyền của Nhật, trong một chiến dịch để giành từ những đảo thật nhỏ, không có người ở. Những hành động khiêu khích chung quanh các đảo mà Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền vào năm 1971 và bây giờ gọi Diaoyus, tăng vọt lên trong năm 2012 tuy giảm đáng kể vào năm sau.

Dù ý định thật của Bắc Kinh là thế nào, Tokyo không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào. Nhà chức trách Nhật đang tăng cường phong thủ bằng cách võ trang xâu chuỗi đảo kết nối 200 hòn đảo có khoảng cách 870 dặm giữa Kyushu, phía cực nam của Nhật Bản, và Đài Loan.

Khi hoàn thành, hệ thống lá chắn tên lửa chống tàu và máy bay xuống đến đảo Ryukyu, ngăn chặn hải lộ quan trọng nối liền bờ biển Trung Quốc đến Tây Thái Bình Dương. Reuters ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên các quan chức Nhật Bản công khai thừa nhận vành đai này nhằm để đối phó Trung Quốc.

Một mai vành đai phòng thủ này thành hình, không quân và hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ phải trả giá đích đáng để tiến ngang đảo Ryukyu khi có xung đột xảy ra.

Tuy nhiên hôm nay, các tàu và máy bay của Trung Quốc có thể qua lại các quần đảo này mà không bị ngăn trở gì. Vào ngày 27/12, 11 máy bay trong đó có tám máy bay ném bom H-6K, ba máy bay giám sát tình báo điện tử của quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA) đã tiến gần quần đảo Ryukyu qua eo biển Miyako. Các máy bay này chia thành hai nhóm trước khi đến Ryukyus, với ít nhất bốn máy bay ném bom bay qua eo biển Miyako, một vị trí chiếc lược quan trọng, cắt đôi nhóm đảo.

Sau khi vượt qua eo biển Miyako, H-6Ks bay 620 dặm ra Thái Bình Dương. Trước khi trở về, máy bay Trung Quốc có thể bắn tên lửa hành trình CJ-10K mang đầu đạn hạt nhân tới tận đảo Guam, pháo đài của Mỹ trong quần đảo Mariana.

Máy bay ném bom hiện đại nhất của Trung Quốc H-6K, cũng có thể tàn phá các mục tiêu ở Hawaii nếu họ tiến xa hơn vào biển Thái Bình Dương. Rick Fisher thuộc Trung tâm Thẩm Định và Chiến Lược Quốc Tế nói với tờ The Daily Beast rằng máy bay ném bom thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, H-10, có thể tấn công các thành phố miền Tây Hoa Kỳ từ phía biển.

Tuy nhiên, mối lo nhất của Hoa Kỳ là vào khoản cuối tháng Mười vừa qua, khi các máy bay H-6K vượt đến Okinawa, nằm ở phía bắc của eo biển Miyako và là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Ryukyus.

Giống như tất cả các yêu sách lãnh thổ khác, Bắc Kinh lập luận rằng lãnh thổ đó của họ từ thời xa xưa, chính xác hơn là vào năm 1372. Theo Tướng Luo nói với Thông Tấn Xã Trung Quốc, vào năm đó vương triều Ryukyu đã dâng lãnh thổ cho triều đình Trung Hoa, trong khi Nhật Bản đã không hoàn tất việc sáp nhập của chuỗi đảo cho đến năm 1872.

Theo bình luận của Nhân Dân Nhật báo tháng năm 2013, Li Guoqiang và Zhang Haipeng của Học viện Khoa học Xã hội, duy trì sự sáp nhập của Ryukyus sẽ đưa đến một cuộc xâm lăng. Hơn nữa, họ đã viết rằng thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II đã hủy bỏ Hiệp ước Shimonoseki năm 1895, theo đó triều đình nhà Thanh chính thức từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với các đảo.

Còn bây giờ, chúng ta không thảo luận xem các đảo đó có thuộc về Trung Quốc hay không, các đảo đó đã chắc chắn là một phần lãnh thổ của Trung Quốc,” Luo nói với hãng thông tấn TQ rằng: “Tôi không nói tất cả các đảo chư hầu cũ, các đảo thuộc về Trung Quốc, nhưng chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng Ryukyus không thuộc về Nhật Bản.

Tuy nhiên, các vấn đề này là không minh bạch theo như các ông Luo, Li, và Zhang cho biết. Một lãnh chúa ​​Nhật Bản thời phong kiến đã chiếm các đảo vào năm 1609 nhưng vẫn cho phép Ryukyuans cống nạp triều đình Trung Quốc.

Một rắc rối khác làm giảm vị thế của Trung Quốc liên quan đến tính chính danh của triều đại nhà Thanh. Mặc dù Bắc Kinh hiện nay cho rằng họ là tập hợp các vương triều, nhưng nhà Thanh không nghĩ như vậy, đặc biệt là trong thời gian đầu của đế chế, lúc đó người Trung Quốc xem họ như những kẻ ngoại bang xâm lược.

Tại sao ngày nay Bắc Kinh hoài nghi chủ quyền của Nhật Bản trong chuỗi đảo Ryukyu? Dường như họ muốn đạt được một lợi thế trong tranh chấp Senkaku. Bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời Báo hồi tháng 5/2013, dưới tựa đề “Vấn đề Ryukyu là đòn bẩy cho Trung Quốc”, cho thấy rõ ý muốn của họ.

Tuy vậy thái độ của Bắc Kinh cũng khó hiểu bởi lẽ, bằng cách phát động chiến thuật đe dọa không nhân nhượng, qua đó làm Nhật Bản giảm bớt động lực mà đồng ý nhượng bộ lãnh thổ. Một khi Bắc Kinh áp lực mạnh trong tranh chấp quần đảo Senkaku, nói cách khác, một khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy ý định thực sự là chiếm đảo, Trung Quốc về cơ bản đã thắng thế để có thể đưa vấn đề tranh chấp lên bàn hội nghị.

Dựa vào các vấn đề chủ quyền Ryukyu để giải quyết tranh chấp Điếu Ngư sẽ làm tiêu tan mối quan hệ Trung – Nhật“, theo ông Zhou Yongsheng thuộc Đại học Ngoại giao TQ, phát biểu với tờ Financial Times. “Nếu việc này xãy ra, đó sẽ mở màn cho các hành động quân sự.

Một cuộc chiến kiểu đó Trung Quốc không thể chiến thắng. Theo Đô đốc Dennis Blair, cựu tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương, nói với tờ The Daily Beast, rằng: “Nỗ lực để chiếm quần đảo Ryukyus đồng nghĩa với gây chiến với Mỹ, khi chúng tôi cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản, và Trung Quốc sẽ không thành công trong trận chiến này.”

Để thắng mà không cần đánh, Trung Quốc đang làm hết sức mình để phá chế độ Nhật. Theo June Teufel Dreyer, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami, nói với tờ The Daily Beast, rằng Bắc Kinh đã “âm thầm gậm nhấm vấn đề này ngày qua ngày,” như bằng cách chuyển tiền cho các hội sinh viên Trung Quốc ở Okinawa. Bà nói thêm rằng: “Một số quỹ đó đã hỗ trợ của dân bản xứ chống lại sự hiện diện của các căn cứ Mỹ ở đây“. Bà Dreyer hiện đang giảng dạy các môn về Trung Quốc và các quan hệ quốc tế.

Chiến thuật này thấy rất khó chịu, nhưng phản tác dụng, chỉ đủ để các nhà hoạch định chính sách Nhật tức giận nhưng không đủ để thay đổi những tính toán chính trị của họ trong vụ Ryukyus. Mặc dù dân Ryukyuans qua thời gian có thể làm Tokyo nhức óc, nhưng họ cũng không muốn trở thành con cờ của Trung Quốc, nhất là với những hoạt động quân sự của Bắc Kinh ngoài khơi bờ biển của họ.

Vấn đề trước mắt là liệu Bắc Kinh sẽ tiếp tục chiến dịch Ryukyu khi mà họ đang gia tăng áp lực đối với vụ quần đảo Senkaku. Lựa chọn của Trung Quốc là để vượt qua được những vị trí mở đã mất vào năm 2013 và chính thức đòi quần đảo Ryukyus.

Điều đó sẽ tạo thành một sai lầm chiến lược. “Nếu các cuộc tranh luận hiện nay bao gồm phần mở rộng của Trung Quốc về chủ quyền trên các đảo Ryukyus, điều này chinh là một kiểu lừa dối mà cuối cùng chỉ gây hại cho Trung Quốc“, lập luận của Toshi Yoshihara thuộc trường Naval War College, trong một email gửi cho tờ The Daily Beast. “Đây là lý luận song hành với tuyên bố của Trung Quốc để có “quyền từ lịch sử” trên biển Đông.”

Yoshihara lưu ý rằng “một thế giới quan như vậy cho thấy rằng tất cả mọi thứ là có tiềm năng đã sẵn có.” Các quan chức Trung Quốc ngừng nói về chiến lược quan trọng xung quanh Ryukyus đồng thời họ bắt đầu giảm sự xâm nhập của họ xung quanh quần đảo Senkaku gần đó. Sau năm 2013, Bắc Kinh chuyển sự chú ý của mình về phía Nam, đến biển Đông.

Bây giờ, tham vọng trên biển của Bắc Kinh là tiến ra mọi hướng. Trong khi đang chiếm được lợi thế ở Biển Đông, TQ phục hồi các nỗ lực để có Senkaku. Mục tiêu tiếp theo của họ là Ryukyus, đặt các căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa trong tình trạng bị động.

Và Trung Quốc không chắc dừng lại ở đó. “Hải quân của chúng tôi muốn đi xa hơn các chuỗi đảo và tiến về phía đông Thái Bình Dương, Zhang Haipeng, một trong các đồng tác giả của Nhân Dân Nhật Báo về việc Ryukyus cho biết trong cuộc hội thảo tại Đại học Renmin vào năm 2013.

Phía đông Thái Bình Dương, chúng ta hãy nhớ rằng đó chính là bờ biển nước Mỹ.

vietquoc.com viết theo Gordon Chan của tờ The Daily Beast

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh