Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Tuesday, May 7, 2024

Gốc rễ “ngoại giao chiến binh sói” của Tập Cận Bình?


Chủ nghĩa dân tộc hung hăng của Tập Cận Bình phản tác dụng.

Nhà độc tài Trung Quốc Tập Cận Bình đã tự cho mình là người ủng hộ chủ nghĩa đa phương, nhưng động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông thể hiện điều ngược lại. Họ dường như tuân theo nguyên tắc của Mao Trạch Đông rằng việc sử dụng vũ lực tàn bạo có thể giải quyết tốt nhất các cuộc xung đột và hòa bình, và rằng hoà bình bị mất thông qua thỏa hiệp.

Biển Đông là tuyến giao thương hàng hải tấp nập nhất trên thế giới. Hầu hết các hòn đảo cằn cỗi, rạn san hô và đảo san hô, vùng nước đánh cá phong phú có tầm quan trọng trong địa chính trị toàn cầu. Trên thực tế, Trung Quốc thực sự nắm giữ gần 90% chủ quyền của khu vực tranh chấp, và không muốn giải quyết một cách hòa bình các yêu sách của mình.

Vào ngày 3 tháng 4, một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã cố tình đâm và đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam. Hai quốc gia có xung đột về quyền tài phán của Quần đảo Hoàng Sa và quyền đánh bắt cá ở vùng biển quanh đảo. Vào ngày 18 tháng 4, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành lập khu vực hành chính Nam Sa và Tây Sa tại Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa, gây ra một cuộc biểu tình ở Philippines. Philippines có khu hành chính tại ít nhất chín đảo ở Trường Sa và các đảo nhỏ, bao gồm cả Rạn san hô Đá Chữ Thập.

Dự án minh bạch hàng hải châu Á, theo dõi các tranh chấp lãnh thổ, cho rằng Đá Chữ Thập đã trở thành căn cứ tên lửa của Trung Quốc. Trong các hoạt động trước đó, vào giữa tháng 2, một tàu hải quân Trung Quốc đã chĩa súng radar vào một tàu hải quân Philippines gần rạn san hô ở Nansha, báo hiệu rằng đây là một hành động đe dọa. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã kích động xung đột với Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Sự gây hấn của Trung Quốc là sự nhạo báng cho những nỗ lực của các thành viên ASEAN trong việc tuân thủ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực. Các quy tắc phản ánh cam kết của tổ chức về “thỏa hiệp, đồng thuận và tham vấn”. Lê Hồng Hiệp, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nói rằng hành động của Trung Quốc không chỉ tạo ra căng thẳng với Việt Nam, Malaysia và Philippines, mà còn khiến các thành viên ASEAN đặt câu hỏi về sự chân thành của Trung Quốc trong đàm phán Bộ luật ứng xử các bên ở Biển Đông.”

Trung Quốc dường như đang sử dụng đại dịch corona để thúc đẩy dự án bành trướng ở Biển Đông bằng cách “sử dụng vũ lực… sử dụng lực lượng hải quân ngày càng hùng mạnh để quấy rối tàu của các quốc gia đối địch, đôi khi ngay cả trong vùng lãnh hải của các quốc gia này”. Tuy nhiên, giống như Trung Quốc thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh trong nước trở thành thảm họa toàn cầu, thì lại tạo ra chiến dịch quảng bá tồi tệ mà họ hy vọng tránh được. Việc bắt nạt các quốc gia ở Biển Đông đã gia tăng các phản ứng chống Trung Quốc ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Những nỗ lực của Bắc Kinh để củng cố danh tiếng quốc tế của quốc gia này cho kết quả ngược lại. Ví dụ, giữa đại dịch vào ngày 24 tháng 4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã phát hành một video clip về một bài hát có tên “Iisang Dagat” (“Một biển”). Bài hát do chính Đại sứ Trung Quốc tại Philippines viết lời, do một ca sỹ người Phi gốc Hoa nổi tiếng cùng với mộ nhà ngoại giao Trung Quốc trình bày, trong buổi biểu diễn kỷ niệm “kỷ nguyên mới của tình hữu nghị” hai nước. Nhưng video đã nhận được hơn 65.000 lượt “không thích” vào ngày đầu tiên phát hành. Cư dân mạng Philippines cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng hoàn cảnh để lồng ghép tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vào bài hát này.

Các tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông – chinh sách ngoại giao chiến binh sói – đã làm tổn hại danh tiếng của quốc gia và nhân dân Trung Quốc. Nhưng đây cũng có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình và an ninh quốc tế trong thế giới ngày nay. Do đó, hiểu được gốc rễ của hành vi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.

Điều quan trọng nhất là chủ nghĩa dân tộc được dung dưỡng bởi Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, chủ nghĩa dân tộc đã củng cố tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ năm 1989. Trước đại dịch virus corona, tăng trưởng kinh tế đã suy yếu, nhưng Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng nợ và thậm chí là bóng ma sụp đổ tài chính do sự cứng nhắc của quản lý tập trung và tham nhũng thường xuyên. Mặc dù có thành tích khét tiếng về vi phạm nhân quyền và tham nhũng, ĐCSTQ chỉ dựa vào hai yếu tố đó để hợp pháp hóa sự cai trị của mình ở Trung Quốc: hiệu quả kinh tế và chủ nghĩa dân tộc. Khi nền kinh tế suy giảm, chủ nghĩa dân tộc gia tăng.

Giống như Đức Quốc xã, chủ nghĩa dân tộc xuất hiện ở Trung Quốc thực chất là gây hấn với các cá nhân, nhóm không phù hợp và các xã hội khác. Loại chủ nghĩa dân tộc này tuân theo tính logic được thể hiện trong một bài viết của Isaiah Berlin vào năm 1978: “Không có gì cản trở mục tiêu tối thượng của tôi mà cũng là của quốc gia tôi, không gì có thể được phép có giá trị tương đương với điều đó.” Khi một quốc gia giữ quan điểm này gặp một quốc gia khác có quan điểm khác, họ tin rằng họ có quyền buộc quốc gia đó phải nhượng bộ.

Việc sử dụng lực kháng trong đối nội và đối ngoài do đó thuộc về chủ nghĩa dân tộc khát máu của Trung Quốc. Xung đột ở Biển Đông cũng chuyển hướng chú ý của công chúng ra khỏi thất bại chính sách và quyền lực không hợp lòng dân của ông Tập Cận Bình: giấu giếm virus corona, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, thất bại trong việc đàn áp phong trào dân chủ ở Hồng Kông và tự loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước. Tập Cận Bình đã mạnh tay loại bỏ một số lượng lớn kẻ thù tiềm năng trong đảng và tăng cường kiểm soát xã hội.

Thật vậy, sự hiếu chiến của Bắc Kinh ở Biển Đông phù hợp với sự hiếu chiến đối với các tôn giáo và dân tộc thiểu số, những người bảo vệ nhân quyền và bất kỳ cá nhân hay đảng phái chính trị nào có quan điểm hay sự tồn tại thách thức khát vọng kiểm soát toàn bộ và bá quyền toàn cầu của Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế cần phải phản ứng mạnh mẽ trước sự hiếu chiến này, nhưng gánh nặng do hành động của chế độ đè lên người dân Trung Quốc, và hạnh phúc và tương lai của họ đang bị đe dọa nhiều nhất.

*Jianli Yang, một người sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn, là người sáng lập và chủ tịch của Sáng kiến ​​Dân quyền Trung Quốc. Aaron Rhodes là chủ tịch của Diễn đàn tự do tôn giáo châu Âu, đồng thời là tổng biên tập nhân quyền tạp chí Dissident.

Nguồn: https://www.nationalreview.com/2020/05/chinas-wolf-warrior-diplomacy-in-context/
Dịch giả: Khánh An @ VNTB

“Chiến binh sói” là bộ phim dân tộc chủ nghĩa nổi tiếng về “Rambo Trung Quốc” chiến đấu chống lại đội quân lính đánh thuê cho Mỹ và những kẻ thất thế khác. Những chiến binh này vô cùng bạo lực và mang giọng điệu dân tộc cực đoan.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc tham gia mạng xã hội trên thế giới được xem là “chiến binh sói” được sử dụng để đương đầu với mọi quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ việc Trung Quốc xử lý đại dịch virus corona.

Họ liên tục đăng cá tweet và viết bài rất mạnh miệng, châm biếm và gây hấn không mấy kiềm chế với bất kỳ ai tỏ ý nghi ngờ theo như một khẩu hiệu trên tờ quảng cáo cho bộ phim: “Bất cứ ai xúc phạm Trung Quốc, dù xa xôi, đều phải bị tiêu diệt

More Stories From Biển Đông

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh