Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Friday, May 3, 2024

Mì ăn liền: chuẩn an toàn sức khỏe của Việt Nam khác với thế gioi?


(VNTB) – Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đầy đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm của Nhà Nước Việt Nam và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Website của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) có đăng tải thông tin về sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu (Thiên Du) nhập khẩu từ Việt Nam bị trả lại để tiêu hủy do không phù hợp các tiêu chuẩn của thị trường Đài Loan. (Nguồn: https://www.fda.gov.tw/UnsafeFood/UnsafeFoodContent.aspx?id=2884)

Theo đó, lô mì ăn liền Omachi hương vị tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam, có 0,195 mg/kg chất ethylene oxide chưa cấp phép được phát hiện trong gói gia vị. Tổng khối lượng lô mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide là 1.440kg bị trả về và tiêu hủy, tương đương 600 thùng mì 30 gói, mỗi gói 80 gam.

Ethylene oxide hiện bị cấm sử dụng trong thực phẩm ở Đài Loan và nhiều nền kinh tế khác, vì chất này được phân loại là chất gây ung thư cấp một. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan nói rằng việc phơi nhiễm lâu dài với chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây ra bệnh thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên.

Truyền thông của phía Masan Consumer – đơn vị quản lý nhãn hàng mì gói Omachi Xốt tôm chua cay đã chủ động gửi tin tức liên quan đến báo chí, theo đó ngày 23-8-2022, thông qua thông tin từ website của cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) có đăng tải thông tin về sản phẩm mì Omachi sốt tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị trả lại để tiêu hủy do không đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường Đài Loan.

“Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Masan Consumer đã lập tức tiến hành các bước xác minh cần thiết. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Masan Consumer không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi sốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo của TFDA.

Chúng tôi đang phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật hiện hành”, Masan Consumer cho biết như vậy.

Theo nhà sản xuất này thì do tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mì Omachi mà Masan Consumer sản xuất khi xuất khẩu cho từng quốc gia, và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các thị trường sở tại.

Doanh nghiệp này khẳng định tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đầy đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm của Nhà Nước Việt Nam và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.

Hồi đầu năm nay, hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu phát đi cảnh báo mới về mì ăn liền của Acecook chứa 2-Chloroethanol.

Theo một văn bản do Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, thì vụ việc này như sau – trích văn bản số 16/SPS-BNNVN gửi Vụ Khoa học và Công Nghệ (Bộ Công Thương) thông tin về thông báo của Liên minh Châu Âu về sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu của Việt Nam:

“Tiếp theo thông báo 2021.4233 ngày 9-8-2021 đối với sản phẩm mì tôm chua cay nhãn hiệu “Hao Hao Sour-Hot Shrimp Flavour”, ngày 24-1-2022, Văn phòng SPS Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nhận được từ Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu, số tham chiếu 2022.0428 đối với sản phẩm mì ăn liền nhãn hiệu “Đệ nhất mì gà”, thông báo: Quốc gia thông báo về thông tin sản phẩm là Cộng hòa Liên bang Đức; sản phẩm bị thông báo là mì ăn liền nhãn hiệu “Đệ nhất mì gà” do Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (tên tiếng Anh “Acecook Vietnam Joint Stock Company”) sản xuất; địa chỉ: Lô số II-3, Đường số 11, cụm công nghiệp II, khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh. Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh Châu Âu cảnh báo sản phẩm có mối nguy là chứa 2-Chloroethanol ở mức 1,6mg/kg”.

Phải chăng sở dĩ mì ăn liền chuẩn an toàn sức khỏe ở Việt Nam khác với thế giới, vì sinh mạng của người Việt vốn được đảng và nhà nước rẻ rúng?

*****

* Ethylen oxide (EtO) là chất gì?

Ethylen oxide không phải là phụ gia thực phẩm để thêm thắt đưa vào chế biến. Mà nó được dùng ở dạng khí dung để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu, gia vị để diệt khuẩn và nấm mốc. Vì là chất khí, EtO sẽ bay hơi, một số ít còn tồn đọng trong thực phẩm. Mì gói nếu có tạp EtO là do lẫn trong gói bột nêm.

Khí EtO là chất gây ung thư qua đường hô hấp đã được khẳng định. Tuy nhiên, khí EtO tản mác rất nhanh trong không khí, nên tác hại của khí EtO có tính nghề nghiệp, chủ yếu xảy ra ở nhà máy sản xuất khí EtO, hoặc dùng EtO làm nguyên liệu.

* Nhưng liệu EtO có gây ung thư qua đường tiêu hóa?

Còn dư lượng EtO đọng lại trong nông sản thì sao? Nói cách khác, EtO lây qua đường tiêu hóa, ăn uống có tác hại không?

Khi EtO có mặt trong thực phẩm, nó dễ dàng chuyển hóa thành ethylen glycol, hoặc các halogenur như 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol. Khi tính dư lượng để kiểm tra an toàn thực phẩm, những chất chuyển hóa này đều quy thành EtO.

Những chất vừa nêu (kể cả EtO), dù chưa có bằng chứng gây ung thư ở người, nhưng thí nghiệm trên động vật cho thấy có thể gây ngộ độc gen. Như vậy, nếu ăn thực phẩm có dư lượng EtO có hại không? Đây là vấn đề khoa học còn tranh cãi.

Cũng vì còn tranh cãi, nên mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về EtO trong thực phẩm.

* Châu Âu và Mỹ-Nhật đối chọi nhau về EtO

Châu Âu (EU) không cho phép dùng EtO trong khử trùng nông sản, như một giải pháp “giết lầm hơn bỏ sót”, và xem chất EtO như là thuốc trừ sâu. Năm 2003, Úc cũng theo chân EU, cấm dùng EtO. Mức dư lượng tối đa cho phép tùy vào loại thực phẩm.

Trong gia vị (với mì gói, hiểu là bột nêm), mức dư lượng mà EU cho phép siêu thấp, theo hướng zero tolerance, không vượt quá 0,1 mg /kg (gồm EtO và các chất dẫn xuất).

Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Canada vẫn cho phép dùng EtO trong bảo quản nông sản, với giới hạn dư lượng nới rộng hơn nhiều so với EU. Cụ thể, với gia vị, mức EtO không quá 7 mg/kg, và chất dẫn xuất 2-CE không quá 940 mg/kg – nghĩa là gấp 70 lần so với quy định của Châu Âu.

Còn “nguyên quán’ mì gói, Nhật Bản không thấy đưa quy định về chất EtO.

* Ăn mì gói, theo Mỹ hay Châu Âu?

Các loại bánh có hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt dẻ, và các loại gia vị như bột tiêu, bột nghệ, bột gừng, ớt khô, mè, các gói gia vị hỗn hợp (như gói bột nêm trong mì gói) rất dễ nhiễm vi sinh như khuẩn Salmonella, E. coli, nấm mốc, men, nên thường được các cơ quan an toàn soi mói rất kỹ. EtO là chất lý tưởng kinh điển để tiêu diệt những mầm bệnh này mà không gây tổn hại đến mùi vị sản phẩm, như các phương pháp diệt khuẩn khác như chiếu xạ.

Quy định về an toàn thực phẩm mỗi nước khác nhau là chuyện thường, không thể căn cứ vào đó để đánh giá nước này quy định ngặt hơn, nước kia lỏng lẻo hơn để tôn vinh hay lên án.

Đơn cử một thí dụ mới đây thôi. Đó là vụ tương ớt Chinsu dùng chất bảo quản benzoate bị cấm ở Nhật, xuất qua đó, đã bị thu hồi sản phẩm. Nhưng châu Âu và Mỹ lại không cấm dùng benzoate trong tương ớt, kể cả Việt Nam. Chẳng lẽ nói Mỹ và EU cẩu thả về an toàn thực phẩm hơn Nhật Bản?

 Với trường hợp chất EtO trong mì gói cũng thế. Mỹ, Canada, hay Nhật Bản cho phép dùng EtO, nhưng không thể nói họ xem thường sanh mạng dân của họ được. Người Mỹ thực tế, cần bằng chứng hơn lý thuyết.

Muốn ăn mì gói theo tiêu chuẩn Châu Âu hay Mỹ là quyền chọn lựa của bạn.

 Nguồn: Vũ Thế Thành @ VNTB

Tags: ,

More Stories From Chính Trị

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh