Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Saturday, May 4, 2024

Tập Cận Bình và khát vọng bành trướng


Trong bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Tập Cận Bình đã đọc hai câu thơ cuối trong bài Tẩu lộ (Đi đường) nằm trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh: “Trùng sơn đăng đáo cao phong hậu, vạn lý dư đồ cố miện gian” (nghĩa là: Sau khi lên đến đỉnh cao nhất giữa các lớp núi, thì muôn dặm giang sơn thu cả vào trong tầm mắt) và câu của Vương Bột (hình trên), nhà thơ nổi tiếng đời Đường: “Cứ thương hải nhi quan chúng thuỷ, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã. (Theo biển xanh mà xem các nguồn nước, thì sự qui tụ của sông ngòi [về đó] có thể thấy được)?

Việc ông Tập Cận Bình trích đọc hai câu trong 2 bài thơ của Hồ Chí Minh và nhà thơ Vương Bột của Trung Quốc nhằm nói gì?

Tại sao Tập Cận Bình trích hai câu của Hồ Chí Minh: “Trùng sơn đăng đáo cao phong hậu, vạn lý dư đồ cố miện gian” (Sau khi lên đến đỉnh cao nhất giữa các lớp núi, thì muôn dặm giang sơn thu cả vào trong tầm mắt)

Thật ra, câu của ông Hồ cũng nhái câu của Vương Bột “Đăng Thái Sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã” (lên Thái Sơn để ngắm núi non, thì gốc ngọn của núi gò có thể biết được).

Nhưng tại sao, từ đời Đường, Vương Bột có khát vọng lên núi cao nhìn giang sơn, ra biển khơi nhìn trăm sông đổ ra. Đây là một khát vọng bành trướng, vì Hán tộc chỉ giữ được Trung nguyên, có độ cao chừng ngàn mét. Trong khi đó, ở Tây Bắc có Cao nguyên Tân Cương cao đến 7000m và ở phía Tây có Cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải và Tây Tạng) được xem là nóc nhà của thế giới và là nơi phát nguyên của nhiều con sông quan trọng nhất Châu Á (Dương Tử, Hoàng Hà, Sông Ấn, Mê Kông, Brahmaputra, Sông Hằng). Từ cao đổ xuống, kỵ binh Mông Cổ từ bình nguyên Trung Á hay người Kim, Liêu, Mãn, v.v… từ miền Đông của Tây Bá Lợi Á và từ Mãn Châu từng vào làm chủ Trung Nguyên của người Hán. Tần Thủy Hoàng sợ quá phải xây Vạn lý trường thành, cho nên dân Hán rất khát vọng được lên “Trùng sơn đăng đáo cao phong hậu”.

Nhưng từ Hán đến Thanh đều không đủ lực. Mãi sau khi Mao Trạch Đông chiếm được lục địa năm 1949, thì lập tức thôn tính đất Tân Cương của dân Hồi, rồi năm 1950 xâm lăng Tây Tạng của dân Tạng, đến năm 1959 thôn tính hẳn Tây Tạng, rồi lập ra “Đặc khu Hành chánh Tự trị” ở hai khu vực bát ngát này. Mao Trạch Đông thực hiện ước mơ của Vương Bột, kiểm soát biên vực nóc nhà thế giới thành vùng trái độn, từ Tây Tạng đến Tân Cương, Nội Mông và Mãn Châu (nay là ba tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc). Nhưng sau đó, Mao Trạch Đông say sưa cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa, làm kinh tế kiệt quệ, không thể nào vươn ra biển Đông để “Cứ thương hải nhi quan chúng thuỷ, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã” như khát vọng của Vương Bột.

Mãi tới đời Tập Cận Bình, năm 2013 mới mở ra “Con Đường Tơ Lụa” (Silk Road Economic Belt – SREB) viết tắt của đại dự án Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, được Trung Quốc công bố chính thức từ, với sáu hành lang kinh tế dọc ngang từ Á sang Âu ngoài biển và trên đất liền. Trung Quốc đang “Nhất Đới” mở đường cao tốc chở hàng hóa từ Vân Nam và từ cao nguyên Thanh Tạng để xuống các cảng Trung Á, Trung Đông là vào tới Âu Châu; phần kia là “Nhất Lộ”, đường vận chuyển trên biển nối liền các thương cảng và quân cảng Trung Quốc trên vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam của họ với các dòng hải lưu trên vùng biển Đông Nam Á qua Ấn Độ Dương rồi Địa Trung Hải.

Ra khơi gần nhất là biển Đông của TQ, là vùng biển tiếp cận với Mông Cổ, Triều Tiên, Hàn quốc, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, tuy tiếp giáp với Thái bình dương, nhưng từ đất liền mà ra tới đại dương thì còn phải vượt qua nhiều vùng biển cận duyên. Vì thế, Tập phải chiếm biển Hoa Nam tức biển Đông của VN nơi có các dòng hải lưu chuyển vận và ba eo biển nối liền Ấn Độ dương ở miền Tây với Thái bình dương ở miền Đông, nối liền Đông Bắc với Đông Nam Á và Úc Châu ở miền Nam. Vì vậy, không chỉ có 10 quốc gia Đông Nam Á mà hầu hết các nước khác đều phải đi qua. Hoa Kỳ hàng năm có khoảng 1.200 tỷ đô la xuất nhập khẩu được vận chuyển trên vùng biển này.

Tóm lại, Tập cận Bình nhắc Vương Bột “Cứ thương hải nhi quan chúng thuỷ, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã” có ẩn ý muốn bảo VN phải ra khơi mới nhìn ra chủ quyền của Tập ở biển Đông! Chỉ người học Hán nôm thành Hán gian mới không hiểu biết lịch sử và địa chính trị của TQ đã đẩy người Hán có tham vọng bành trướng, bá quyền như thế nào? Muốn ra chiếm giữ biển Đông, thì Tập phải biến VN thành vùng trái độn như Tân Cương và Tây Tạng. Vì Trung Quốc chỉ là một ốc đảo, vì ngoài biển Đông, TQ bị sa mạc, núi rừng và thảo nguyên bao vây ở ba góc còn lại. Miền Bắc là sa mạc Tây Bá Lợi Á và thảo nguyên Mông Cổ. Hướng Tây Nam là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Phía Nam là núi đèo rừng rú chia cách với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Trung Quốc chỉ có hai hướng để thoát ra ngoài: con đường tơ lụa qua ngả Tân Cương và biên giới phía Bắc Việt Nam.

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh