Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Thursday, May 2, 2024

CÔ LẬP TRUNG QUỐC: Tại sao chuyến đi “Tự Do Hàng Hải” mới đây của Mỹ có vẻ thành công


Julian Ku @ Lawfareblog .– Cuối tuần qua, Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành một hoạt động “tự do hàng hải” (FONOP: Freedom of Navigation Operation) ở Biển Đông. Lần này, Hải quân Mỹ cho khu trục hạm USS Curtis Wilbur đi vào vòng 12 hải lý của đảo Triton thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã giận dữ “kiên quyết phản đối” các hoạt động của Hoa Kỳ; đòi hỏi tàu khu trục của Mỹ rời xa vùng biển và cáo buộc Mỹ vi phạm luật pháp Trung Quốc và phá hoại hòa bình khu vực.

Mới nhìn qua, hoạt động này giống như lần tháng Mười năm ngoái. Nhưng có hai lý do để nghĩ rằng hoạt động này đã được nhiều thành công hơn so với trước.

Đầu tiên, chính phủ Mỹ hành động ngay khi thông báo. Trong khi đó vào tháng Mười, các chi tiết của FONOP phổ biến hơi khó hiểu, làm cho mục đích và hiệu quả của nó bị ngờ vực. Lần này, chính phủ Mỹ, qua Bộ Quốc phòng đã chuẩn bị một thông điệp rõ ràng về cả cơ sở pháp lý và mục đích của FONOP:

Chuyến đi này đã thách thức cả ba phía có tranh chấp, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, về sự hạn chế quyền tự do hàng hải xung quanh các hải đảo mà họ đòi hỏi phải xin phép trước hay thông báo khi đi trong lãnh hải. Những đòi hỏi quá đáng của TQ trong vụ đảo Triton là không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển.

Nói cách khác, Hoa Kỳ đã cho thấy Mỹ không thách thức chủ quyền lãnh thổ của riêng bất kỳ nước nào, thay vì thách thức yêu cầu của các nước đó để “xin phép hoặc thông báo” trước khi tiến vào lãnh hải. Thêm vào đó, văn bản của Ngũ Giác Đài nói rõ rằng hoạt động này không chỉ riêng nhắm vào Trung Quốc bởi vì hai bên tranh chấp trong khu vực, nhưng cả Việt Nam và Đài Loan cũng đã yêu cầu “xin phép trước hoặc thông báo” để cho đi qua vô hại. Làm rõ trọng điểm tính hợp pháp của hoạt động này, Mỹ tránh được sự nhầm lẫn trong chuyến đi. Và kể từ khi gửi thông điệp về điểm chung của FONOPs, nhận ngay được tín hiệu đầu tiên là một thành công lớn.

Thứ hai, và có phần bất ngờ, khu trục hạm Wilbur FONOP cũng đã thành công trong việc cô lập Trung Quốc từ yêu sách ở Biển Đông với các nước có tranh chấp như Việt Nam và Đài Loan. Tất cả ba quốc gia đều có đòi hỏi mang tính lịch sử về việc “xin phép trước hoặc thông báo” trước khi đi qua vô hại trong lãnh hải của họ. Nhưng chỉ có Trung Quốc đã thực sự phản đối và lên án chuyến hải hành của chiếc Wilbur.

Thay vào đó, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã ban hành một tuyên bố nói đơn giản là vì Đài Loan tuân thủ cả Hiến chương Liên Hợp Quốc lẫn UNCLOS và sẽ không gây ra bất cứ “chướng ngại” nào để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam cũng phát hành một tuyên bố nhắc lại chủ quyền đối với đảo Triton nhưng cũng nói rằng “Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia khác để đi qua vô hại trong lãnh hải của mình theo các quy định ban hành trong luật pháp quốc tế.” Quan trọng hơn, cả hai nước đều không lên án chuyến “đi qua vô hại” mà không xin phép trước của Mỹ mặc dù cả hai nước dường như đã luật hóa cái quy tắc này.

Tuy nhiên, đó cũng là một lý do không hợp pháp vì sao Đài Loan và Việt Nam không phải là tất cả liên quan do riêng FONOP – không chính phủ nào thực sự kiểm soát đảo Triton. Thay vào đó, Trung Quốc đã kiểm soát hòn đảo này kể từ khi họ chiếm lấy từ Việt Nam Cộng Hòa năm 1974. Điều đó nói lên rằng, cả hai Đài Loan và Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với đảo này, do đó, sự im lặng của họ ở đây là có ý nghĩa.

Mục đích hợp pháp được công nhận của hoạt động tự do hàng hải của Mỹ là để mặc nhiên giành thắng lợi về quan điểm trên luật pháp quốc tế của Hoa Kỳ khi một tàu quân sự đi qua vô hại mà không cần xin phép trước. Mục tiêu phụ là chiến lược thầm lặng của các FONOPs để cô lập Trung Quốc từ các nước láng giềng. Như vậy đến hôm nay, ít nhất, USS Curtis Wilbur dường như đã thành công trong việc đưa tiến bộ trên cả mục tiêu.

Tác giả Julian Ku là giáo sư công pháp quốc tế của trường Luật Hofstra. Ông cũng là đồng sáng lập trang blog nổi tiếng Opinio Juris về luật quốc tế. – Bản tiếng Việt của VIETQUOC.COM

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh