Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, May 6, 2024

Xung quanh chuyến đi của bộ trưởng QP Ash Carter


Tin tổng hợp.– Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 10/4 đã tới Ấn Độ, bắt đầu chuyến công du châu Á của mình. Trước đó, Lầu Năm Góc thông báo hủy lịch trình thăm Trung Quốc của ông.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Bill Urban xác nhận, Bộ trưởng Carter “từng chính thức nhận lời thăm Trung Quốc vào mùa xuân 2016” của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn trong cuộc gặp tại Malaysia năm 2015.

South-China-Sea-2Ông Urban nói rằng, nguyên nhân việc hoãn thăm Trung Quốc “xuất phát từ vấn đề lịch trình” và cho biết “Mỹ đang tích cực sắp xếp một chuyến công du khác trong năm nay“.

Sáng nay, 11/4, tờ Thời báo Hoàn Cầu do báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo chủ quản đăng tải bài xã luận tiêu đề “Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thích thì đến, không thì thôi, quân đội Trung Quốc không cầu cạnh”.

Tờ này bình luận, nếu ông Carter không tới Trung Quốc là động thái phản đội hành động của Bắc Kinh tại biển Đông thì điều này “phản ánh sự tự tin của quân Mỹ đã giảm mạnh“, “trở nên cảm tính”.

Trong khi đó, hãng tin AFP (Pháp) hôm 10/4 đưa tin, ông Carter hủy lịch công du Trung Quốc bởi căng thẳng giữa 2 nước leo thang trong vấn đề biển Đông, mà Washington chỉ trích là “do tham vọng bành trướng của Bắc Kinh”.

Tờ Mingpao (Hồng Kông) cho hay, Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng về vụ việc này, còn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nói rằng “không có thông gì về việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thăm Trung Quốc”.

Ông Carter đã bắt đầu chuyến công du châu Á, mở đầu từ Ấn Độ vào hôm qua (10/4). Song song với thay đổi trong lịch trình, bộ trưởng Carter còn khiến Bắc Kinh lo ngại bởi phát biểu trước đó tại New York. Ông Carter đã thông báo các hoạt động triển khai quân sự sắp tiến hành trong chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ.

Theo ông, bên cạnh lực lượng gồm 365.000 binh sĩ, quân đội Mỹ còn tăng cường bố trí các khí tài hiện đại như máy bay F-22 và F-35, Máy bay tuần tra săn ngầm P-8 Poseidon, máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52.

Bên cạnh đó là các tàu chiến mới nhất của hải quân Mỹ như USS America (LHA-6) hay tàu khu trục USS Zumwalt. Các tàu này dự kiến sẽ thường xuyên đóng tại Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Ashton Carter xác nhận, ông đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ bản dự toán ngân sách quốc phòng 2-17. “Chúng tôi đã đầu tư rất lớn cho chiến lược tái cân bằng,” .

Để đáp trả, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, gọi việc Bộ trưởng quốc phòng Mỹ “liệt kê” danh sách triển khai lực lượng và đầu tư công nghệ quân sự “giống như đang tìm cách tạo hiệu ứng nhằm nâng cao tinh thần”.

Tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III hôm 9/4 thể hiện thái độ tích cực về chuyến thăm của ông chủ Lầu Năm Góc và vai trò của Mỹ đối với tình hình biển Đông.

Ông Aquino khẳng định: “Bài học quan trọng nhất chúng ta có được từ Thế chiến II là gì? Hiển nhiên là, trong bối cảnh phức tạp và hỗn loạn, bất kỳ quốc gia tự do nào – dù không nằm trong các bên mâu thuẫn – cũng không thể dửng dưng.”

Ông cảnh cáo: “Nếu chúng ta không giải quyết tận gốc vấn đề biển Đông thì tình hình sẽ tiếp tục diễn biến tồi tệ, cho đến lúc không quốc gia nào thoát khỏi được.”

Ông Carter sẽ gặp Tổng thống Aquino và Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin. Bên cạnh đó, ông sẽ tới một căn cứ quân sự nằm cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 160 km.

Ashton Carter thăm Philippines đúng vào thời gian cuộc tập trận quân sự chung mang tên Baliktan giữa quân đội hai nước đang tiến hành trên biển Đông. Ông Carter sẽ lần đầu tiên quan sát cuộc tập trận này.

Hoàn Cầu bình luận khi đưa tin về phát biểu của Aquino, gọi Tổng thống Philippines là “kẻ cuồng ngôn vì được Bộ trưởng quốc phòng Mỹ chống lưng”.

Trong nhiều năm qua, Manila bị xem là “mắt xích yếu” trong các đồng minh châu Á của Mỹ, nhưng chuyến thăm của Bộ trưởng Carter đã làm nổi bật vị thế của nước này.

Hồi tháng 1, ông Carter gọi Philippines là “bộ phận trung tâm” trong chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của chính quyềnTổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.

Trước thềm chuyến công du của Bộ trưởng Carter, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia, Jr. tiết lộ, Manila sẽ được Mỹ viện trợ quân sự 75 triệu USD trong năm nay, nhiều hơn 25 triệu USD so với 2015, để tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, giám sát và tuần tra trên biển. Tờ Asahi Shimbun của Nhật bình luận, đây là đợt viện trợ lớn nhất của Mỹ đối với Manila kể từ năm 2000.

Trong 6 năm qua, Tổng thống Philippines Aquino đã nỗ lực tìm nhiều hướng giải quyết mâu thuẫn trên biển Đông, điển hình là vụ kiện tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc ra Tòa trọng tài thường trực The Hague (PCA).

Trong khi Bắc Kinh chỉ trích gay gắt Manila ủng hộ Mỹ can thiệp tình hình biển Đông, Washington vẫn thắt chặt quan hệ an ninh với Philippines, Nhật Bản và Australia, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết của PCA.

More Stories From Á Châu

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh