Go to ...

TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT

RSS Feed

Monday, May 20, 2024

Bước ngoặt trong định hướng chính sách của Nhật Bản đối với Trung Quốc


Sau hội nghị trực tuyến và cuộc tập trận chung của bốn nước liên minh Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga lên kế hoạch sẽ thăm Hoa Kỳ vào trung tuần tháng Tư. Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Epoch Times hôm 08/04, ông Phùng Sùng Nghĩa, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc đã cho biết, Nhật Bản đã có những điều chỉnh lớn trong các sách lược đối với Trung Quốc, là một bước ngoặt có tính định hướng, có liên quan chặt chẽ đối với liên minh toàn cầu chống lại Trung Quốc.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự kiến sẽ đến thăm Hoa Kỳ vào giữa tháng Tư và sẽ gặp Tổng thống Hoa Kỳ Biden tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 16/04.

Ngoài ra, cuộc điện đàm kéo dài 90 phút giữa Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Vương Nghị hôm 05/04 đã đặc biệt gây chú ý. Ông Toshimitsu Motegi hiếm khi đưa ra đề nghị “quan ngại mạnh mẽ” đối với Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc xâm phạm vùng biển tranh chấp, kêu gọi Trung Quốc (Trung Cộng) cải thiện tình trạng nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ và ngừng việc đàn áp ở Hồng Kông.

Chuyên gia về Trung Quốc Phùng Sùng Nghĩa đã nói với phóng viên Epoch Times rằng, sự thay đổi sách lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc là một bước ngoặt mang tính định hướng. “Phương châm trước đây là hết sức nhường nhịn, không nên đắc tội Trung Quốc, không nên chọc giận Trung Quốc. Hiện giờ Nhật Bản đã thay đổi rồi, không còn lo lắng như vậy nữa, nên đắc tội thì cứ đắc tội, đây là một sự thay đổi mang tính định hướng.”

Các học giả phân tích nguyên nhân sâu xa khiến Nhật Bản cứng rắn với Trung Quốc

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho biết, sở dĩ Nhật Bản thay đổi thái độ với Trung Quốc, trở nên cứng rắn hơn là có hai phương diện nguyên nhân chủ yếu. Ông nói: “Một là sự gia tăng uy hiếp của Trung Quốc đối với Nhật Bản. Hai là Hoa Kỳ tăng cường ủng hộ Nhật Bản. Một bên có được sự ủng hộ, một bên chịu uy hiếp, cho nên hiện nay Nhật Bản bày tỏ thái độ có phần cứng rắn hơn.”

Ông Phùng nói thêm: “Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền cho đến nay đã trở thành mối uy hiếp trực tiếp đối với Nhật Bản-thiết lập vùng nhận dạng ở biển Hoa Đông, vùng lãnh hải tiếp giáp giữa Nhật Bản với biển Hoa Đông, có xung đột lợi ích trực tiếp với lãnh hải Nhật Bản; tiếp đến, những luận điệu đối với quần đảo Điếu Ngư càng ngày càng cao, đây là xung đột trực tiếp đối với lãnh hải hoặc lãnh thổ của Nhật Bản, xung đột đã leo thang ở một mức độ nhất định, những điều này có nguyên nhân từ phía Trung Quốc (Trung Cộng).”

Ông Phùng Sùng Nghĩa nói tiếp: “Ngoài ra, trên phương diện ngoại giao, gần đây Hoa Kỳ đã tăng cường hợp tác liên minh với Nhật Bản. Liên minh bốn nước Hoa Kỳ-Nhật Bản-Ấn Độ-Úc là do cựu Thủ tướng Abe đưa ra đề nghị đầu tiên. Khi Nhật Bản đối mặt với uy hiếp quân sự của Trung Quốc (Trung Cộng), ông nói cần phải xin Hoa Kỳ cung cấp bảo hộ quân sự, xin Hoa Kỳ giúp đỡ, mãi cho đến sau khi liên minh bốn nước Hoa Kỳ-Nhật Bản-Ấn Độ-Úc thực sự được thành lập, phải nói là Nhật Bản như đã được uống một liều thuốc an thần.”

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho biết, sau khi thành lập liên minh bốn nước Hoa Kỳ-Nhật Bản-Ấn Độ-Úc, phòng vệ của Nhật Bản đã đạt được bảo hộ rất thiết thực của Hoa Kỳ. Nếu như thái độ cứng rắn của Nhật Bản đối với Trung Quốc khiến cho Trung Quốc tấn công hoặc là xâm phạm Nhật Bản, thì đã có sự bảo hộ và giúp đỡ phía sau, điều này củng cố địa vị và tự tin của Nhật Bản.

Ngoài ra, ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với Nhật Bản còn có một phương diện khác. Ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Chính phủ Nhật Bản từ thời ông Abe đến nay vẫn luôn nỗ lực làm việc, chính là muốn để cho Nhật Bản trở lại trường quốc tế, làm một quốc gia bình thường chính trực. Nhật Bản có những mục tiêu rất tích cực, như ở một mức độ nhất định có thể khôi phục lại quân đội chính quy của mình, muốn gia nhập quốc gia thành viên thường trực của Liên Hợp Quốc. Những mục tiêu này cần có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, mà Hoa Kỳ chắc hẳn đưa ra những cam kết tích cực, cho nên Nhật Bản cần phải phối hợp với một số bố trí chiến lược của Hoa Kỳ khai triển ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm phối hợp với Hoa Kỳ bảo vệ Đài Loan.”

Mối nguy từ sự độc tài của Trung Cộng đối với các công ty Nhật Bản và Tây phương

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng, trước đây Nhật Bản và các nước đem lợi ích kinh tế đặt ở vị trí quan trọng nhất, hiện nay đem lợi ích kinh tế và an toàn quốc gia đặt ở vị trí quan trọng như nhau, thậm chí như Úc Châu đem vấn đề an toàn đặt tại vị trí trọng yếu hơn so với vấn đề kinh tế.

Ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Trước đây, từ thập niên 80 đến nay, [Nhật Bản] luôn đem các công đoạn sản xuất gia công, sử dụng nhiều lao động chuyển đến Trung Quốc xây dựng nhà máy, đem dây chuyền sản xuất công nghiệp quy mô lớn dời đến Trung Quốc. Rất dễ nhận thấy các nhà máy điện tử Nhật Bản, còn có nhà máy sản xuất ô tô được xây dựng ở Trung Quốc với quy mô vô cùng to lớn. Mà hiện nay, có một sự thay đổi, lợi nhuận đạt được tại thị trường Trung Quốc không phong phú như trước đây nữa, hơn nữa bản thân những chính sách của Trung Quốc (Trung Cộng) cũng phát sinh thay đổi rất lớn, miễn thuế giai đoạn đầu, đất đai giá rẻ để kêu gọi đầu tư đến nay đều đã kết thúc, chi phí sử dụng công nhân Trung Quốc cũng đã tăng cao hơn.”

Bắt đầu từ năm 2020 tại Nhật Bản, chính phủ Abe và chính phủ Yoshihide Suga đều đã đưa ra các chính sách trợ cấp, giúp đỡ các công ty Nhật Bản ở Trung Quốc quay về Nhật Bản. Ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Nhật Bản muốn chạy theo lợi nhuận, nếu như lợi nhuận vô cùng cao, thì ắt không ngăn được sự hấp dẫn đó. Hiện nay lợi nhuận giảm xuống, cộng với tranh chấp giữa hai nước gia tăng, lại đối mặt với rủi ro về an toàn.”

Ông Phùng nói: “Nói cách khác, rủi ro tăng lên, lợi nhuận giảm xuống, thái độ của những người trong ngành sản xuất công nghiệp cũng thay đổi.” Ông còn nói, “Nhật Bản cũng giống như Hoa Kỳ có một nhiệm vụ xây dựng lại ngành sản xuất, tranh thủ một số ngành công nghiệp, nhà máy sản xuất quay trở về trong nước, đem ngành sản xuất trước đây của Nhật Bản một lần nữa phát triển trở lại ngay tại trong nước.”

Đánh giá sơ bộ về chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nhật Bản

Nói đến chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, ông Phùng Sùng Nghĩa phân tích rằng, cuộc gặp gỡ lần này có thể sẽ liên quan đến việc xác thực mức độ thực hiện hạng mục quân sự của Hoa Kỳ tại các đảo xung quanh Nhật Bản, cùng với mục tiêu của ông Yoshihide Suga muốn biến Nhật Bản thành một quốc gia bình thường hóa, đây cũng là mục tiêu của ông Abe.

Ông Phùng Sùng Nghĩa nói: “Họ sẽ có một tuyên bố chung trong cuộc họp gặp gỡ các nguyên thủ, họ sẽ thảo luận trên các vấn đề Nhật Bản mong muốn xem mức độ hỗ trợ của Hoa Kỳ như thế nào.”

Từ ngày 05/04 đến 08/04, Liên minh bốn nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc cùng với Pháp vừa tiến hành cuộc diễn tập quân sự chung năm nước. Trước đó, ngày 16/01/2021, Hàng không mẫu hạm USS Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ dẫn đầu nhóm tác chiến tiến hành cuộc tập trận chung cùng với Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản.

Ngày 05/04/2021, Không quân Hoa Kỳ công bố một đoạn video cho thấy quân đội Hoa Kỳ khai triển sáu chiến đấu cơ F-22 tới căn cứ Iwakuni ở Nhật Bản. Trước khi Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Hoa Kỳ, ngoại giới đều tập trung sự chú ý vào việc liệu Hoa Kỳ có xây dựng hỏa tiễn đất đối đất trên quần đảo Nhật Bản hay không.

Ông Phùng Sùng Nghĩa cho rằng: “Họ sẽ đàm phán một số trình tự rất tích cực, bởi vì mục đích ấy đã biểu hiện rất rõ ràng trong liên minh bốn nước. Hiện nay việc mà họ cần làm chính là tích cực khai triển một số hạng mục công việc cụ thể.”

Về phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc, ông Phùng nói: “Việc Hoa Kỳ bố trí quân sự hiện nay, bao gồm tại Okinawa, đảo Guam và quần đảo Điếu Ngư, Hoa Kỳ sẽ hoạt động dựa theo chiến lược bố trí của mình, Hoa Kỳ sẽ không quan tâm đến phản ứng từ phía Trung Quốc.”

Nguồn: Sun Yun @ePochTimes
Tiểu Minh biên dịch

Tags:

More Stories From Hoa Kỳ

About Luu HoanPho,

Lưu Hoàn Phố. Chủ biên Vietquoc.com. Mọi bài vở, ý kiến, xin email về luuhpho@yahoo.com

Web Design BangladeshWeb Design BangladeshMymensingh